100% sản phẩm
Chính hãng
Giá
Niêm yết & tốt nhất
Bảo hành
Chính hãng
Giao hàng
Toàn quốc

Những cẩm nang bạn nên biết khi sử dung ắc quy ô tô?

16:39 | 29/05/2018
Đối với mỗi chiếc ô tô thì ắc quy là bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, có những thói quen của chủ xe cũng như tác nhân bên ngoài đang vô tình gây hại tới chính bộ phận này.


I.Tổng quan về ắc quy ô tô

Ắc quy là thiết bị dự trữ điện cung cấp cho các hệ thống điện, hệ thống khởi động hay hệ thống khoá cửa của xe ô tô khi xe chưa hoạt động. Vì vậy ắc quy rất quan trọng, nếu hết điện hoặc ắc quy hỏng bạn không thể đề máy khởi động xe được.

Sau khi khởi động và vòng tua máy đủ lớn, các thiết bị trên ôtô sẽ sử dụng điện năng sinh ra từ máy phát. Đồng thời, ắc quy được nạp điện để tích trữ năng lượng cho các lần khởi động sau. Đa số ắc quy sử dụng trên ôtô là ắc quy chì, chúng được chia thành hai loại chính là ắc quy hở và ắc quy kín. Loại ắc quy hở có thể bão dưỡng như đổ thêm nước, còn ắc quy kín không cần đổ thêm nước và dùng một lần cho đến lúc hỏng.

I.1 Ý nghĩa các thông số của ắc quy ô tô

rên thị trường hiện tại có rất nhiều tên gọi ắc quy khác nhau như: ắc quy nước, ắc quy axít, ắc quy axít kiểu hở, ắc quy kín khí, ắc quy không cần bảo dưỡng, ắc quy khô, ắc quy GEL, ắc quy kiềm… Thực tế thường phân biệt thành hai loại ắc quy thông dụng là:

– Ắc quy sử dụng điện môi bằng A-xít gọi tắt là ắc quy A-xít (hoặc ắc quy Axít-Chì) và cũng được chia làm 2 loại chính sau:

+ Ắc quy A-xít chì hở (Vented Lead-Acid Batteries)

+ Ắc quy A-xít chì kín (Valve-Regulated Lead- Acid)

Hai loại này đang bị gọi nhầm một cách thông dụng là: ắc quy nước và ắc quy khô (đúng ra thì ắc quy điện môi dạng keo mới gọi là ắc quy khô).

– Ắc quy sử dụng điện môi bằng kiềm gọi tắt là ắc quy kiềm (Nickel-Cadmium Batteries)

Tuy có hai loại chính như vậy nhưng ắc quy kiềm có vẻ ít gặp vì giá thành cao hơn nhiều so với Ắc quy A-xít có cùng các thông số tương đương như: điện áp định mức (Nominal voltage), dung lượng Ah (Capacity)… nên đa số các ắc quy thông dụng mà bạn gặp trên thị trường hiện nay là loại ắc quy A-xít chì.

Dưới đây là các thông số kỹ thuật đặc trưng của một bình ắc quy. Khi bạn cần mua hoặc thay thế một bình Ắc quy tương đương thì cần thiết phải hiểu và xem xét tới các thông số kỹ thuật này.

1. Thông số dung lượng của ắc quy (C)

Dung lượng là thông số cơ bản và quan trọng nhất của ắc quy, thông số này đặc trưng cho khả năng lưu trữ điện năng của ắc quy. Đơn vị tính của thông số này được tính thông dụng theo Ah (Ampe giờ), một số ắc quy nhỏ hơn và thường là các pin thì tính theo mức mAh (mili-ampe giờ).

2. Điện áp định mức (Nominal Voltage)

Đây là giá trị điện áp được công bố bởi nhà sản xuất, tùy vào số lượng và cấu tạo của các ngăn cực của bình Ắc quy sẽ cho một giá trị điện áp định mức. Nó cũng là giá trị điện áp đặc trưng cho loại Ắc quy đó, Ví dụ: khi ta nói ắc quy loại 6V, 12V…  tức là ta đang nói giá trị điện áp định mức (Nominal voltage) của Ắc quy đó.

3. Dòng khởi động (CA)

Dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps)

Dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps) là dòng điện có thể phát ra được trong trạng thái nhiệt độ 0 độ F (tức bẳng – 17,7 độ C) trong vòng 30 giây.

Tham số này thường chỉ được quan tâm tại các nước có nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C), khi đó việc khởi động của động cơ gặp khó khăn vì độ nhớt dầu không đảm bảo và việc các phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp thường khó khăn hơn so với khi ở nhiệt độ cao.

Dòng khởi động nóng HCA (Hot Cranking Amps)

Tương tự như dòng khởi động nguội, nhưng nó được tính tại nhiệt độ 80 độ F (tức khoảng 26,7 độ C). Tham số này thường ít quan trọng hơn so với thông số khởi động nguội (và thông số này cũng ít khi được ghi vào nhãn của các ắc quy).

4. Dung lượng dự trữ của ắc quy (RC)

Thông số quan trọng thứ 3 mà mỗi ắc quy cần phải có là dung lượng dự trữ của ắc quy. RC được đo bằng phút khi ắc quy phóng dòng 25 ampe ở 25 độ C trước khi điện áp xuống dưới mức quy định. Dung lượng phổ biến của ắc-quy dùng cho ôtô là 125 phút. Giá trị của RC thể hiện khả năng khởi động xe và người ta thường thử bằng cách khởi động một động cơ hạng nặng.

I.2 Dấu hiệu hư hỏng của ắc quy

Sai lầm phổ biến của người sử dụng là cho rằng ắc quy không cần phải bảo dưỡng hay theo dõi. Chỉ đến khi phát hiện ra xe khó đề vào buổi sáng, họ mới tá hỏa tìm nguyên nhân và vội vàng mua một chiếc khác thay thế. Trong khi đó, chỉ cần để ý một chút, những vấn đề của thiết bị này có thể lộ ra.

 

Ắc quy ô tô hỏng


Đối với ắc quy hở ta thường nhìn thấy các điện cực chì của ắc quy và mực axit trong ắc quy trực tiếp qua vỏ ắc quy. Nếu bạn phát thấy mực chất lỏng đã xuống dưới mức MIN thì cần bổ sung ngay dung dịch axit, hoặc bạn thấy các điện cực đã bị ăn mòn quá nhiều thì lúc này đã cần thay thế chiếc ắc quy mới.

Đối với ắc quy kín thường có một bộ phận để báo tình trạng hoạt động của ắc quy, nếu bạn thấy chấm xanh thì ắc quy vẫn sử dụng tốt còn nếu thấy chấm đỏ có nghĩa ắc quy của bạn đã kém và cần thay thế ngay để đảm bảo chiếc xe của bạn không gặp vấn đề về điện.

Ngoài ra hiện nay một số xe hiện đại có chức năng thông báo tình trạng của ắc quy ngay trên màn hình thông tin của xe, bạn có thể thấy được điện áp hiện tại của ắc quy bao nhiêu, nếu ắc quy đã kém và hỏng xe sẽ hiển thị cảnh báo yêu cầu bạn đi kiểm tra hoặc thay thế ắc quy mới.

 

I.3 Kinh nghiệm kiểm tra & thay thế ắc quy ô tô

Khi thay thế ắc quy bạn cần chú ý đến kích thước và hình dáng của khoang đặt ắc quy trên ô tô, một số xe có tới 2 ắc quy với kích thước và vị trí đặt khác nhau. Tốt nhất bạn nên thay ắc quy có cùng kích thước với ắc quy cũ hoặc phù hợp với kích thước nhà sản xuất đã thiết kế.

Tiếp theo đó bạn phải chọn ắc quy có điện áp định mức đúng với yêu cầu của xe, các xe ô tô hiện nay hầu hết sử dụng ắc quy 12V. Đồng thời bạn phải đảm bảo ắc quy có đủ năng lượng để khởi động động cơ. Thông số dung lượng của ắc quy C, dòng khởi động nguội CCA, dung lượng dự trữ RC phải bằng hoặc cao hơn ắc quy cũ.

Bạn cũng nên lựa chọn những hãng ắc quy uy tín, có thể giá thành sẽ cao hơn một chút tuy nhiên chiếc ắc quy sẽ có tuổi thọ bền hơn. Một số đại lý cho chúng ta đổi ắc quy cũ lấy ắc quy mới và phụ thêm chi phí, bạn cũng sẽ tiết kiệm được thêm một khoản. Thông thường các xe nhỏ dùng ắc quy 50 – 70Ah giá từ 1.000.000 – 1.500.000đ còn các xe lớn hơn dùng ắc quy 80 – 120Ah có giá từ 1.700.000 – 2.700.000đ.

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về ắc quy xe của bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cùng các độc giả khác giúp bạn giải đáp nhé.


 

II. 10 nguyên nhân khiến ắc quy ô tô hết điện, nhanh hỏng

II. 1. Để xe quá nóng hoặc quá lạnh

Chủ xe nên tránh để xe phơi nắng trong thời gian dài hoặc tránh đưa xe vào gara chật hẹp, không để động cơ xe tản bớt nhiệt sau chuyến đi dài. Những thành phần hóa học hay cấu tạo của ắc quy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi xe hoạt động trong điều kiện nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, dẫn tới ắc quy bị hỏng hóc, yếu đi.

II. 2. Lỗi do con người

Có nhiều chủ xe không chú ý đến việc sau khi rời xe đã kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị dùng điện trên xe chưa, ví dụ là quên tắt đèn xe… Việc để ắc quy phải hoạt động suốt một thời gian dài trong khi động cơ xe "đang nghỉ ngơi" sẽ dẫn đến sáng hôm sau không thể khởi động xe nữa.

Nhiều xe mới hiện nay hiện đại hơn có chế độ nhắc nhở cảnh báo nếu chủ xe quên tắt đèn hoàn toàn nhưng còn nhiều thiết bị tiêu thụ điện khác trên xe thì vẫn cần con người chú ý. Hãy tạo thành thói quen luôn tắt hết các thiết bị điện trước khi xuống xe.

II. 3. Một thời gian dài không khởi động máy

Những mẫu ô tô thế hệ mới thường được trang bị nhiều tính năng thông minh hiện đại, dù xe đã tắt hẳn máy cũng không đồng nghĩa với việc xe dừng tiêu thụ điện năng. Hệ thống chống trộm, điều khiển mở khóa từ xa đôi khi vẫn hoạt động dù xe không nổ máy diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến lượng điện nặng trong bình ắc quy yếu đi hoặc dước mức có thể khởi động động cơ.

II. 4. Sự cố từ các tính năng thông minh

Thực tế hiện nay, xe hiện đại được trang bị thêm một số tính năng thông minh vẫn hoạt động dù xe tắt máy như: khởi động xe từ xa, báo động, đồng hồ trên xe, thiết bị radio dùng sóng tần số FM, các thiết bị cảnh báo an ninh… Nếu một trong các thiết bị này có sự cố dẫn đến tiêu hao nhiều điện năng đột biến từ ắc quy sẽ dẫn đến ắc quy bị quá tải và cạn sạch nguồn điện.

II. 5. Chỉ lái xe liên tục ở quãng đường ngắn

Bộ sạc sẽ không đủ thời gian để sạc cho ắc quy nếu lái xe chỉ di chuyển ngắn trong thành phố. Có thể hình dung chuyện này một cách đơn giản như là bạn cắm và rút sạc liên tục khiến pin bị chai sai 1 thời gian sử dụng vậy. Những mẫu ô tô thường xuyên vận hành trong thành phố rất hay gặp tình trạng này, đề máy để di một khoảng nắng sẽ khiến dung lượng ắc quy nhanh chóng bị giảm sút.

Các kỹ thuật viên khuyến nghị mỗi tháng chủ xe nên mang xe chạy những quãng đường xe liên tục trong 10 đến 20 phút để ắc quy được sạc tối ưu nhất có thể.

II. 6. Sạc ắc quy sai cách

Rõ ràng ắc quy không chỉ có thể sạc nhờ bộ sạc chuyên dụng mà còn được sạc một cách tự động khi động cơ xe hoạt động. Nhưng xe càng sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện cùng lúc thì càng làm hạn chế dòng điện nạp vào cho ắc quy. Chính vì thế mới có nhiều trường hợp chủ xe phải gọi cứu hộ đến kéo xe đi giữa đường chỉ vì xe đột ngột chết máy. Bên cạnh đó, nếu dùng thiết bị sạc ắc quy sai cách cũng sẽ khiến “chết” ắc quy. Trong trường hợp này thì cần thợ sửa chữa chuyên nghiệp mới có thể đoán đúng tình trạng sạc sai ra sao.

II. 7. Khi xe ô tô bị ngập nước

ac-quy-o-to-banxehoi-22cf_wm
Không đưa xe ô tô bảo dưỡng thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến ắc quy xe nhanh hỏng

Nếu chẳng may "xế yếu" của bạn bị ngập nước, lúc này nếu cố gắng khởi động lại xe sẽ khiến nước tràn vào đường dây, rắc cắm… gây tác hại cho nguồn điện. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nguồn điện nhanh chóng bị cạn kiệt và tình trạng nhiều bộ phận trên xe hỏng hóc xuất hiện.

Xe gặp tình trạng ngập nước không được đưa đi kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời sẽ khiến ắc quy dễ dàng bị hỏng hơn. Nước có thể làm gỉ sét các cực và khiến ắc quy không thể hoạt động tốt như ban đầu.

II. 8. Đi-ốt của bộ phát điện hỏng

Bộ phát điện trên xe chính là bộ phận chuyển hóa điện năng từ động cơ xe thành dòng điện để sạc cho ắc quy theo nguyên tắc thông thường, đồng thời cung cấp thêm dòng điện cho các thiết bị tiêu thụ điện khác trên xe. Nếu đi-ốt của bộ phát điện bị hỏng thì hiển nhiên ắc quy sẽ không nhận được dòng điện nạp vào. Nếu đi-ốt có trục trặc đôi khi còn khiến dòng điện truyền bất thường dù động cơ xe đã tắt.

II. 9. Không đưa xe ô tô bảo dưỡng thường xuyên

Mức dung dịch của ắc quy sẽ không được xác định nếu chủ xe không đưa xe đi bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, bề mặt và các cực bình còn sạch và trắng hay không cũng không xác định được, điều này sẽ khiến ắc quy hoạt động kém hiệu quả và bị giảm đáng kể tuổi thọ.

Các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô khuyến cáo chủ xe nên thường xuyên kiểm tra bình ắc quy, lau sạch mặt bình để tránh bình nhanh hỏng, hoạt động kém hiệu quả.

II. 10. Ắc quy đã quá cũ

Ắc quy quá cũ sau thời gian dài sử dụng sẽ mất dần khả năng nạp đủ lượng điện năng như hồi đầu. Thông thường khoảng 5 năm thì nên thay ắc quy (tuy nhiên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà độ bền của ắc quy có thể đạt 7 năm).

Nếu không quan tâm đến ắc quy xe thì một lúc nào đó chủ xe sẽ phải gánh lấy những bực bội giữa đường hoặc không thể khởi động xe khi cần sử dụng. Và đôi khi, việc tìm ra nguyên nhân xe không thể khởi động lúc đó với một số chủ xe còn là vấn đề phức tạp, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Trong trường hợp có thể khẳng định ắc quy vẫn ổn định thì chủ xe cần tìm một thợ lành nghề để tìm ra vấn đề nằm ở đâu: do ắc quy, do hệ thống dây điện hay do nguyên nhân nào khác…


III. Những điều cần lưu ý khi thay ắc quy mới cho ô tô

Ắc quy là bộ phận khá quan trọng của ô tô. Vậy nên các bạn cần chú ý những điều sau để thay thế chúng một cách tốt nhất.

Hiện nay loại ắc quy chì hay được sử dụng nhiều trên ô tô, chúng được chia làm hai loại là ắc quy nước và ắc quy khô. Loại ắc quy nước có thể bảo dưỡng bằng cách thêm nước, còn ắc quy khô thì không cần bảo dưỡng, dùng hết điện thì thay mới.

III1. Dung lượng ắc quy

Đầu tiên bạn nên quan tâm đến dung lượng của ắc quy ô tô, dung lượng này tính bằng đơn bị Ah để có thể biết được ắc quy có thể tích trữ được bao nhiều điện năng. Cụ thể, ở mức nhiệt độ 27 độ C, lượng điện năng mà ắc quy cung cấp trong 20 tiếng liên tục trước khi mỗi ngăn ắc quy xuống mức 1.75 volt (V).

III2. Hiểu về thông số dòng khởi động

Thông số khởi động trên ắc quy cũng khá quan trọng cho loại xe dùng động cơ diesel. Hệ thống đánh lửa trên ô tô cần dòng khởi động mạnh mẽ để có thể cung cấp đủ năng lượng cho việc khởi động xe. Nhất là dòng xe động cơ diesel cần khá nhiều năng lượng để nén khí nhằm tạo cho nhiệt độ không khí nóng lên, đốt cháy được nhiên liệu cho động cơ khởi động.

Có hai thông số khởi động đó là đo dòng khởi động (CA Cranking amps) và dòng khởi động nguội (CCA Cold cranking amps). Thông số dòng khởi động là cường độ dòng điện tối đa mà ắc quy cung cấp trong 30 giây ở nhiệt độ 0 độ C, điện áp mỗi ngăn ắc quy tối thiểu là 1.2 V. Còn thông số khởi động nguội cũng tương tự nhưng ở mức nhiệt -18 độ C, mỗi ngăn ắc quy tối thiểu là 1.5V.  Dòng khởi động nguội của ắc quy xe ở giữa mức 150 và 800 ampe.

III.3. Kích thước của ắc quy

Dù bạn có chọn công suất phù hợp cho ắc quy đi chăng nữa nhưng chọn kích thước nhầm không phù hợp với xe thì cũng không thể sử dụng được. Do đó bạn nên tìm hiểu kích thước ắc quy xe mình để có thể chọn được ắc quy phù hợp cho xe.

III. 4. Thương hiệu ắc quy

Bạn cũng không nên bỏ qua tên thương hiệu ắc quy để thay cho ô tô của mình, hãy chọn loại ắc quy có thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến, chắc chắn tuổi thọ sẽ lâu hơn so với các sản phẩm không có tên tuổi trên thị trường.

Tuy nhiên tuổi thọ cao thì giá thành cũng sẽ đắt đỏ hơn, bình thường thì ắc quy sẽ có tuổi thọ khoảng 4 đến 6 năm, theo hiệp hội giám định kỹ thuật Đức (GTU) cho biết.

III.5. Nên đổi ắc quy cũ lấy ắc quy mới

Nếu bạn muốn thay ắc quy mới, hãy thử hỏi nhân viên bán hàng xem có hỗ trợ đổi bình cũ sang bình mới hay không? Nếu có thì nên đổi bạn sẽ chỉ phải bù thêm tiền để mua mới nhằm tiết kiệm một khoản chi phí khá tốt.

 

IV. Những quy tắc vàng khi 'chết' ắc-quy

Hết điện ắc-quy là tình huống thuộc loại sợ hãi nhất với những người chưa có nhiều kinh nghiệm đi ôtô bởi bỗng dưng  động cơ, thiết bị điện trong xe không hoạt động mà chủ nhân không hiểu tại sao.

Trong ngày hội chăm sóc xe Car Care Day “Vì Cộng Đồng Ô Tô Việt” diễn ra tại sân Quân Khu 7, TP. Hồ Chí Minh và Sân Vận Động Quốc Gia Mỹ Đình, Hà Nội, hãng ắc-quy GS Việt Nam hỗ trợ tư vấn và chăm sóc bảo dưỡng ắc quy cho hơn 600 xe tham gia. Trong đó, có hơn 20 xe chết máy tại chỗ vì ắc quy yếu điện không thể khởi động, được các kỹ thuật viên GS cứu hộ để có thể lăn bánh.

2-Check-6339-1382147741.jpg

Các kỹ thuật viên từ công ty TNHH Ắc-Quy GS Việt Nam đang chăm sóc ắc-quy cho xe ô tô tham dự Car Care Day.

Ôtô thường sử dụng ắc-quy chì, là nguồn cung cấp điện khi động cơ chưa (hoặc không) hoạt động. Khi chủ nhân quên tắt thiết bị nào đó (như đèn pha, xi-nhan) mà không có chế độ tự động thì sau một thời gian, ắc-quy sẽ hết điện. Khi cần nổ máy, ắc-quy không đủ năng lượng vận hành bộ khởi động.

Giải pháp đầu tiên nghĩ đến là gọi về trung tâm cứu hộ. Nhưng chúng ta cần chuẩn bị những tình huống ở nơi xa trung tâm. Với xe số sàn có thể dùng biện pháp đẩy nổ. Nhưng xe số tự động chỉ còn cách đấu nối. Vì vậy hãy luôn có bộ dây câu bình trong xe đề phòng. Khi thao tác cần tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt vì dễ gây ra chạm chập cháy nổ.

Lưu ý khi thao tác các đấu nối với đầu cọc ắc quy:

Theo các kỹ sư của công ty Ắc-Quy GS Việt Nam, trong trường hợp sử dụng bình từ một xe khác, hãy tránh cho 2 xe chạm nhau. Để kết nối, cần 2 dây dẫn chịu tải lớn, tốt nhất là loại chuyên dụng vì chúng thường có đầu kẹp chắc chắn, hạn chế phát sinh tia lựa điện và có 2 màu phân biệt, thường là đỏ và đen. Quy định dây đỏ dùng để đấu dương (+), dây đen đấu âm (-). Việc sử dụng hỗn loạn dễ nhầm lẫn, gây hư hại cho ắc-quy, hệ thống điện trên xe và có thể gây ra hỏa hoạn.

4-JPG-2956-1382147741.jpg

Nhiều xe ôtô đã được hãng GS “cứu hộ” bằng dây câu bình và bằng cách nạp thêm điện tại chỗ bằng máy chuyên dụng.

Ông Masaya Nakagawa, Tổng giám đốc công ty TNHH Ắc-Quy GS Việt Nam cho biết: “Theo thống kê từ các kỹ sư GS, trên 70% khách hàng tham gia trong ngày hội Car Care Day tại cả 2 TP HCM và Hà Nội ít quan tâm đến việc chăm sóc bảo dưỡng ắc quy. Qua tư vấn tận tình của chúng tôi, khách hàng đã có thể tự làm các bước cơ bản để chăm sóc ắc quy hay tự cứu hộ khi cần thiết”

Quy trình đấu nối được thực hiện thành một vòng tròn, bắt đầu từ cực dương ắc-quy yếu điện.

1. Gắn một đầu dây đỏ với cọc dương của ắc-quy chết. Cọc dương của ắc-quy thường to hơn cực âm, có ký hiệu là dấu (+). Một số trường hợp bạn cũng có thể phân biệt bằng nắp đẩy phía trên, màu đỏ tương ứng với cọc dương.Chú ý đầu dây đỏ không để chạm đất hay chạm vào thân xe vì rất nguy hiểm.

2. Nối đầu còn lại của dây đỏ với cọc dương (+) của ắc-quy kích. Đừng ngại khi phải di chuyển nhiều lần. Vì đây là biện phát tốt hạn chế chập cháy dù trong bất kỳ trường hợp nào.

3. Gắn một đầu dây đen với cọc âm (-) của ắc-quy kích.

4. Nối đầu đây đen còn lại với bộ phận bằng kim loại không sơn trên thân động cơ. Nếu đấu trực tiếp đầu dây này với cọc âm của ắc-quy chết có thể phát sinh tia lửa điện, kết hợp với khí hydro tạo ra gây cháy, nổ.

Trên một số dòng xe bố trí bình điện ở khu vực khó tiếp cận, thường có thêm đầu kết nối với ắc-quy kích. Trong trường hợp này không nên lạm dụng cách đấu nối trực tiếp với bình mà hãy dùng đầu kết nối.

5. Nếu sử dụng ắc-quy của một xe khác để kích nổ. Sau khi thực hiện tuần tự 4 bước trên, hãy khởi động xe này và cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải nhanh (ga lớn) (1.200 - 1.500 vòng/phút) trong vài phút. Điều này giúp nạp thêm điện cho ắc-quy kích, đồng thời giảm được dòng điện phóng từ ắc-quy kích sang ắc-quy chết.

6. Bây giờ bạn có thể khởi động xe (có ắc-quy chết). Nếu bình không bị nứt vỡ, dây dẫn tốt, và không có vấn đề gì với máy khởi động, hệ thống đánh lửa thì xe sẽ khởi động được.

7. Ngay khi động cơ khởi động, hãy ngắt kết nối dây kích với bình. Đừng để 2 đầu dây chạm vào nhau hoặc dây dương chạm vào thân xe.

8. Duy trì cho động cơ chạy chừng 20 - 30 phút, trong thời gian này hãy tắt đèn, máy sưởi, điều hòa và các thiết bị điện khác để tất cả điện năng từ máy phát dồn vào nạp cho ắc-quy.
 

V. Cách tự thay ắc quy xe hơi tại nhà

Khi tháo ắc-quy cũ thì cọc âm trước, cọc dương sau nhưng khi lắp ắc-quy mới thì theo thứ tự ngược lại.

1. Chuẩn bị ắc-quy

Bước 1: Hãy chắc chắn ắc-quy cũ đã "hết thời"

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-8149-9233

Có nhiều sự cố của xe khiến tài xế nghĩ rằng do ắc-quy đã đến lúc cần thay thế, nhưng hãy tỉnh táo để không phải tốn thời gian và tiền bạc bằng cách lưu ý những điều sau:

- Nhìn xung quanh chân cọc ắc-quy nếu có những bột trắng hoặc xanh của sunphat bám vào thì làm sạch chân cọc, loại bỏ hết cặn bẩn này có thể giúp khắc phục được tình trạng bất ổn định. Lưu ý không dùng tay trần để gạt bột vì trong đó có chứa axit sunfuric khô có thể ăn mòn da tay.

- Để ắc-quy được sạc bằng cách lái xe liên tục 30 phút với tối thiểu các thiết bị điện tử, bao gồm cả điều hòa không khí.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-8849-7705

- Cuối cùng, kiểm tra máy phát điện. Một số xe có đồng hồ báo ắc quy, với động cơ đang chạy, máy phát điện thường duy trì dòng 13,8-14,2V cho ắc-quy khi hệ thống hoạt động tốt. Ắc-quy nên có dòng 12,4-12,8 V khi động cơ tắt, và không tải thêm các chức năng ngốn điện khác.

Bước 2: Mua đúng loại ắc-quy

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-4924-9217

Dù thợ kỹ thuật sẽ hiểu mỗi xe cần thay loại ắc-quy nào nhưng mỗi tài xế hãy tự biết thông tin về ắc-quy của mình để kiểm chứng loại ắc-quy thay mới có thích hợp hay không hoặc giúp ích khi tự thay tại nhà.

2. Ba điều cần làm trước khi tháo ắc-quy cũ

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-5982-2120

Bước 1: Thiết lập môi trường làm việc an toàn. Đỗ xe trên nền bằng phẳng, khoảng cách an toàn với luồng giao thông, xa các tia lửa hoặc ngọn lửa sống. Kéo phanh tay. Không hút thuốc, chắc chắn những người ở gần cũng không hút thuốc. Đeo găng tay, đeo kính bởi lẽ không chỉ có dòng điện nguy hiểm, mà ắc-quy chứa dung dịch điện phân acit sunfuric dễ gây bỏng da hoặc và khí dễ cháy.

Bước 2: Tháo đồ mồi thuốc (cigarette lighter) và cắm bộ lưu dữ liệu (memory keeper) vào cổng kết nối. Công nghệ bán dẫn CMOS sẽ giữ mã PIN và các thiết lập của hệ thống radio, điều hướng không bị xóa khi ngắt kết nối ắc-quy.

Nếu không có bộ lưu dữ liệu (memory keeper), hãy chắc chắn nhớ hết tất cả mã PIN cho các thiết bị điện tử trước khi ngắt kết nối ắc-quy, việc này sẽ giúp bạn cài đặt lại thông tin sau khi thay ắc-quy mới. 

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-2582-9613

Bước 3: Sau khi mở nắp ca-pô, sử dụng thanh chống để giữ mui xe mở. Hầu hết các xe đời mới có nắp ca-pô tự động giữ vị trí mà không cần thanh chống.

3. Tháo ắc-quy cũ

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-8156-9971

Bước 1: Xác định vị trí ắc-quy cũ. Hầu hết bình ắc-quy thường đặt ở một trong hai bên khung xe, nơi dễ dàng can thiệp. Bình ắc-quy có hình hộp chữ nhật, trên đầu có hai cọc nối. Một số xe châu Âu như xe của BMW đặt ắc-quy dưới thảm trong thân xe, hoặc bên trong chắn bùn như của xe Chrysler.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-1549-3732

Bước 2: Xác định các cọc, phân biệt rõ cọc nào dương, cọc nào âm với dấu (+) và (-) tương ứng.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-9453-5065

Bước 3:  Tháo cọc âm trước bằng cách dùng cờ-lê, sau đó đến cực dương. Hãy nhớ vị trí hai cọc chính xác để không nhầm bị lắp ắc-quy mới. Luôn ghi nhớ, tháo cực âm rồi mới đến cực dương. Bởi lẽ nếu tháo cực dương trước có thể gây ra chập mạch khi cực này chạm vào một bộ phận nối đất trên xe.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-1703-3847

Bước 4: Tháo cực dương tương tự.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-9982-6128

Bước 5: tháo rời ắc-quy. Không chỉ hai cọc mà còn những bộ phận khác giữ ắc-quy nên hãy cẩn thận tháo hết kết nối trước khi nhấc ắc-quy ra. Với trọng lượng khoảng 13,5-27 kg, đây không phải là trọng lượng nhẹ cho những người có bệnh về lưng.

4. Lắp ắc quy mới

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-3864-9963

Bước 1: Làm sạch các cọc và khay đựng ắc-quy. Nếu thấy cọc quá mòn hãy thay thế loại mới. Nếu không, làm sạch và để khô trước khi thực hiện bước tiếp theo.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-8336-2561

Bước 2: Đặt ắc-quy mới vào, theo đúng chiều nối cọc tương tự như trên ắc-quy cũ. Đóng tất cả các kết nối để giữ ắc-quy an toàn, không xê dịch.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-6627-7172

Bước 3: Nối lại cọc vào bình. Lần này ngược lại so với lúc tháo, nối cọc dương trước.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-5992-7264

Bước 4: Nối cọc âm vào bình. Bắt chặt ốc.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-4525-5907

Bước 5: Phun dung dịch chống ăn mòn vào các cọc.

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-6383-2674

Bước 6: Đóng nắp ca-pô, khởi động xe, kiểm tra các thiết bị điện tử để chắc chắn mọi thứ đều hoạt động chính xác.

5. Bỏ ắc-quy cũ

670px-Change-a-Car-Battery-Ste-5141-5232

Ắc-quy cỹ vẫn có thể dùng vào nhiều việc vì thế không nên vứt bỏ hẳn, có thể bán lại cho những người làm việc tái chế, tuy giá trị không nhiều nhưng là cách để bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí.

Video hướng đẫn cụ thể
 
 

Bạn có thể tham khảo thêm:

>> Xem ngay báo giá ắc quy ô tô mới nhất năm 2018

>> Xem dịch vụ cứu hộ ắc quy tại hà nội
 
Tin tức khác
Đăng ký Email để nhận những thông tin mới nhất từ chúng tôi