Nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng đạp nhầm chân ga
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đạp nhầm chân ga
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tài xế đạp nhầm chân ga khi đang lái xe. Trong đó, việc lái xe sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến việc không làm chủ được chiếc xe bạn đang lái. Hiện nay việc sử dụng 2 chân khi lái xe số tự động thường xảy ra đối với người lái xe số sàn lâu năm, khi chuyển sang lái xe số tự động họ chưa được hướng dẫn 1 cách kỹ càng.
Việc sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến việc không làm chủ được chiếc xe.
Tâm lý khi lái xe: Việc căng thẳng, lúng túng, mất bình tĩnh khi xử lý các tình huống và các yếu tố ngoại cảnh, đặt biệt với những “tài non” còn thiếu kinh nghiệm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đạp nhầm chân ga.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân do lái xe không tuân thủ an toàn khi dừng, đậu xe khi điều khiển xe số tự động. Một số lái xe khi dừng và ra khỏi xe không chuyển cần số về vị trí P, kéo/đạp/ấn thắng tay… nên khi quay lại thao tác vận hành xe rất dễ đạp nhầm chân ga.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng đạp nhầm chân ga
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu tình trạng lái xe đạp nhầm chân ga, trước hết người lái cần điều chỉnh tư thế lái đúng, thoải mái. Tâm lý khi lái xe phải thật sự thư giãn, loại bỏ cảm giác căng thẳng.
Chỉ sử dụng chân phải dùng đạp ga và thắng, gót chân tạo với sàn tại một điểm tựa cố định, mũi bàn chân dùng để đạp ga, khi đạp ga thì buông thắng, khi đạp thắng thì buông chân ga, bàn chân tạo thành hình chữ V khi thao tác với chân ga và chân thắng. Trước khi vận hành xe, người lái nên làm quen với thao tác thử hành trình chân phanh, chân ga phù hợp với tư thế lái để đảm bảo bàn chân thật sự linh hoạt và chính xác 100% theo ý của lái xe.
Chỉ sử dụng chân phải dùng đạp ga và thắng, gót chân tạo với sàn tại một điểm tựa cố định, mũi bàn chân dùng để đạp ga, khi đạp ga thì buông thắng, khi đạp thắng thì buông chân ga
Theo kinh nghiệm, khi điều khiển xe nên chạy tốc độ vừa phải, quan sát xử lý tình huống thật bình tỉnh, lái xe tạo đà, tăng tốc và giảm tốc thật dịu dàng, khi đệm chân ga và thắng thật nhẹ và chậm. Bên cạnh đó, khi dừng xe chờ đèn đỏ…người lái nên chuyển cần số về vị trí N và kéo phanh tay. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên cài số P và kéo phanh tay.
Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên cài số P và kéo phanh tay.
Nguyên Tôn - otos.vn
- Thư chúc tết siêu thị phụ tùng trực tuyến năm 2023
- Tuyển Nhân viên bán hàng phụ tùng ô tô online
- Tuyển cộng tác viên bán hàng phụ tùng ô tô
- Những vị trí không được dừng đỗ ôtô trên đường bộ
- Ắc Quy Hyundai AGM
- Ắc quy Hyundai EFB
- Tuyển dụng nhân viên kinh doanh Ắc quy ô tô
- Hướng dẫn thay Chổi gạt nước cho ôtô ( Gạt mưa ô tô )
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đạp nhầm chân ga
- Tuyển dụng nhân viên kinh doanh
- Sự khác biệt giữa phụ tùng OEM và phụ tùng chính hãng?
- Vì sao nên thay mới giảm xóc ô tô bị chảy dầu?
- Lọc gió điều hòa - vật nhỏ tác dụng lớn trên xe hơi
- Dây curoa là gì? Bạn biết những gì về dây curoa?
- Những dấu hiệu nhận biết để bạn phải thay ngay gạt mưa ô tô
- Thư đề nghị hợp tác phân phối Phụ tùng ô tô
- 5 hạng mục phụ tùng ô tô có thể tự sửa chữa tại nhà
- Tuyển dụng : Nhân viên Marketing Vật tư, phụ tùng ô tô online.
- Thay dầu nhớt ô tô thế nào cho hợp lý
- Khi nào cần thay Má phanh cho xe ô tô, Dấu hiệu má phanh ô tô bị mòn
- Bao lâu nên thay gạt nước kính chắn gió trên xe ô tô
- Hành trình khám phá đất nước Singapore 2019 của Eneos Hồng Phát.
- Hãy biết sợ xe đầu kéo" - Ai Cũng Nên Đọc