100% sản phẩm
Chính hãng
Giá
Niêm yết & tốt nhất
Bảo hành
Chính hãng
Giao hàng
Toàn quốc

Kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô từ A-Z dành cho người chưa biết gì

09:06 | 24/05/2018
Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.
Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.
 

Bài 1: Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Hết bài 1 / HV - Còn nữa...


Bài 2: Tổng quan động cơ xe ô tô

Khi bạn mở nắp capo ở mũi xe lên thì động cơ sẽ nằm ở đâu? Đó là toàn bộ cụm phần bên dưới nắp đen có chữ VVT-i và biểu tượng TOYOTA đấy (tùy mỗi xe có chữ khác nhau, có thể là DOHC chẳng hạn...) Đừng hỏi VVT-i hay DOHC là cái gì, loạn đấy. Chưa đến lúc phải hiểu cái đó.
 

Hình ảnh động cơ ô tô
 
Chúng ta sẽ học về động cơ xăng trước, đừng quan tâm tới động cơ diesel.


Vậy làm thế nào mà động cơ nó chạy được nhỉ?

 
Hãy tưởng tượng động cơ là 1 cái hộp, trong cái hộp đó có 4 cái xilanh (giống xi lanh mấy y tá hay tiêm ấy), trong 4 xi lanh có 4 piston, và 4 cái piston ấy nó được xếp thẳng hàng và gắn trên 1 cái trục nằm ngang, trục này đâm xuyên qua cái hộp ra ngoài. Khi piston trong mỗi xi lanh chạy lên chạy xuống sẽ làm quay cái trục này, trục này được dẫn qua 1 cơ cấu truyền động ra từng bánh xe làm bánh xe quay. (Xem hình 1 nhé)

Hình 1 - Động cơ xăng ô tô
 
Để ý xem cái trục mình nói ở trên là cái phần trục xanh lá cây trong hình 1 đó, trục này gọi là Trục khuỷu. Bây giờ chúng ta chưa cần quan tâm cái piston nó chuyển động ra sao và tại sao nó chuyển động được, chúng ta mặc định là nó chuyển động và làm trục khuỷu quay. Và từ trục khuỷu này nó sẽ truyền động sang hộp số... tới các bánh xe làm xe chuyển động.
 

Bài 3: Pittong làm trục khuỷu quay như thế nào?

Trước khi bắt đầu bài 3, hãy xem cái cụm pittong và trục khuỷu nó nằm trong khoang động cơ ra sao nhé (Hình 2).
 
Hình 2: Tổng quan cấu tạo bên trong động cơ
 
Bài trước chúng ta hiểu pittong làm quay trục khuỷu, trục khuỷu thông qua 1 số các bộ phận truyền động khác (hộp số, ly hợp, trục các đăng...) làm quay bánh xe. Tạm thời ta chưa quan tâm tại sao pittong nó chuyển động lên xuống được và hộp số, ly hợp...là cái gì. Ta cùng xem xét pittong nó làm trục khuỷu quay ra
làm sao. Hãy xem hình dáng của trục khuỷu
 
 
Hình 3: Trục khuỷu động cơ
 
 
Và cách mà pittong làm cho trục khuỷu quay
 
Chúng ta thấy là 4 pittong có 4 cái cần màu xanh da trời nối với trục khuỷu (cần này gọi là thanh truyền, nhiều bác gọi là tay biên, tay dên). Khi pittong chuyển động lên xuống sẽ làm chuyển động tay biên, tay biên sẽ làm quay trục khuỷu như hình 5.
 

Bài 4: Cấu tạo chi tiết của pittong, tay biên và trục khuỷu

  4.1 - Piston

 
 
Hình 6: Piston
 
Chúng ta thấy trên phần thân piston (phần gần phía trên đầu) có 3 rãnh nhỏ tròn bao quanh. Đó chính là những rãnh xéc măng để lắp các bạc xéc măng vào. Xéc măng nó có 3 cái như thế này:
 
 
Hình 7: Xéc măng
 
Nhớ lại cái kim tiêm có cái piston ở trong xi lanh, thì trên pison trong kim tiêm hay có cái miếng cao su đen đen trên thân để làm kín nước hay không khí đây, thì cũng giống như ở đây người ta dùng xéc măng để làm kín khí hoặc dầu nhớt) Thường mỗi piston có 3 xéc măng, 2 cái trên cùng là xéc măng khí (để ngăn khí lọt xuống dưới) và 1 xéc măng dầu ở dưới dùng (cái mà có cái lò xo xoắn xoắn bên trong đó), để ngăn dầu nhớt bôi trơn ở bên dưới lên trên. Còn dầu nhớt nó đâu ra thì chúng ta tìm hiểu sau.
 

4.2 - Thanh truyền (tay biên, tay dên)

Thường làm bằng thép các bon
Hình 8: Thanh truyền
 
Các bạn sẽ thấy nó có 2 đầu, đầu to và đầu nhỏ. Lưu ý mỗi đầu to nhỏ hình tròn sẽ có các bạc lót (to nhỏ) ở bên trong. Đầu nhỏ sẽ gắn vào dưới piston thông qua 1 cái chốt ngang. Còn đầu to sẽ ôm vào chốt khuỷu trên trục khuỷu. Cần có bạc lót ở đầu to và nhỏ để khi thanh truyền chuyển động quay và tịnh tiến quanh chốt piston và trục khuỷu được trơn tru và ko bị ma sát mài mòn. Ở đầu to ngoài dùng bạc lót, người ta có thể dùng vòng bi (gọi mỹ miều theo kiểu kỹ thuật là bạc đạn).
 
Các bác cần biết những cái này, bởi thanh truyền (tay biên, tay dên) này có thể bị gãy, cong do thủy kích (đừng search thủy kích là gì, tìm hiểu sau) hay các bác ra tiệm, mấy cụ thợ bảo là máy bị lột dên thì có nghĩa là cái đầu bạc lót này bị mài mòn như kiểu bị lột da, làm cho chuyển động quay của nó khục khặc, ko trơn tru nữa. (Cái này e sẽ nói tới trong 1 số bài tới đây)
 

4.3 - Trục khuỷu
 


Hình 9: Trục khuỷu
Trục khuỷu thì đơn giản thế này, cũng chưa cần phải tìm hiểu sâu xa tại sao nó có hình dạng kỳ dị vậy. Các bác chỉ biết là nó có hình dạng vậy để quay cho mượt là được. Chỉ để ý cái phần đuôi thường sẽ có 1 cái bánh đà khá là to. Bánh đà này có 2 tác dụng chính: 1 là nó có quán tính (giống như khi các bác tác dụng 1 lực làm quay bánh đà sau đó thả tay ra thì theo quán tính nó vấn quay tiếp), cái quán tính này sẽ giúp trục khuỷu nó quay mượt và đều hơn, vì bình thường nó sẽ quay hơi giật cục 1 tí do thanh truyền nó truyền lực từ tịnh tiến sang chuyển động tròn sẽ có 2 điểm chết trên và dưới (chưa cần hiểu sâu), tác dụng thứ 2 là lúc khởi động máy (bật chìa khóa đề lên), bộ khởi động làm cái bánh đà này quay sẽ tác dụng 1 lực lớn hơn lên trục khuỷu để đẩy các piston hoạt động nhanh chóng, chứ bình thường ko có bánh đà, các bác thử lấy tay quay trục khuỷu xem có nặng ko?

Phần đuôi thì dẫn động ra bánh xe, còn phần đầu trục khuỷu, sẽ được gắn thêm bánh răng truyền động và hệ thống dây đai truyền động để chạy máy bơm, máy nén điều hòa, bơm dầu....kiểu kết hợp luôn, chứ ko phải là bơm nước, bơm dầu, máy nén điều hòa dùng điện acquy đâu nhé.


Bài 5: Nguyên lý hoạt động của động cơ


Hãy cùng xem 1 số bộ phận chính làm nên chuyển động pistontheo hình dưới:
 
 
Và xem nó hoạt động xem nào
 
Hình 10: Hoạt động của động cơ
 
Nhìn nó hoạt động mượt thế nhưng người ta chia làm 4 giai đoạn là Hút, Nén, Nổ, Xả. Trước khi nói sâu hơn, các bác lưu ý là khi động cơ ngừng chuyển động thì các piston nó có thể đang nằm ở kỳ hút, hoặc nén hoặc xả tùm lum trong đó. Chúng ta bật chìa khóa khởi động, acquy sẽ khởi động bộ khởi động để làm quay cái bánh đà, bánh đà sẽ quay trục khuỷu để lấy đà cho các piston chuyển động. Xong nhiệm vụ thì bộ khởi động hết tác dụng. Và khi các piston quay rồi thì tự nó đã hoạt động được rồi.

Lưu ý thêm người ta nhắc đến cái điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) là hai cái điểm cao nhất và thấp nhất của piston khi chuyển động lên xuống.
Mỗi xi lanh chứa 1 piston thông thường có 2 xu páp: nạp và xả (tương ứng màu đỏ và xanh da trời ở trên), nó chẳng qua giống như cái nắp ngược để đóng mở giúp cho khí và nhiên liệu ra vào mà thôi.
 

5.1 - Kỳ hút

Theo quán tính từ bánh đà của trục khuỷu, piston sẽ chuyển động trong xi lanh đi từ ĐCT xuống ĐCD, xu páp nạp sẽ mở ra để hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi vào buồng đốt (buồng đốt là khoảng ko giữa piston và xi lanh cũng với phần nắp máy phía trên đấy). Lưu ý 1 chút là không khí nó tự đi vào do sự giảm áp suất trong buồng đốt (các bác kéo cái piston trong kim tiêm lên thì tự nó hút ko khí vào đấy), còn nhiên liệu đc phun vào bởi cái vòi phun đặt cạnh xupap nạp, 2 cái tự hòa trộn với nhau trong buồng đốt. Cái này e sẽ phân tích cụ tỷ trong bài về hệ thộng nạp nhiên liệu nhé. Giờ thì kệ bà nó đi.


5.2 - Kỳ nén

Piston đi từ dưới lên trên nén ép hỗn hợp khí và nhiên liệu lại dưới áp suất cao. Cả xu pap nạp và xả đều đóng

5.3 - Kỳ nổ

Khi piston đi lên ĐCT thì bugi đánh tia lửa điện làm hỗn hợp nhiện liệu không khí cháy dưới áp suất cao đẩy piston xuống dưới, đây là kỳ duy nhất sinh công, các kỳ khác là chuyển động theo quán tính thôi.
 

5.4 - Kỳ xả


Khi piston bị đậy xuống dưới, theo quán tính lại nẩy lên trên, lúc này sẽ đẩy khí xả ra ngoài, xu páp xả mở ra để đẩy ra ngoài, qua ống xả và ra cái mà các bác gọi là khói xe đấy

Chu trình cứ thế lặp đi lặp lại. Lưu ý các xu páp được dẫn động bởi 1 cái trục cam nằm ngang phái trên cùng, trên trục cam người ta gắn các con đội ngay phía trên xupap. Trục cam này lại được dẫn động thông qua dây curoa, dây xích từ dưới trục khuỷu lên.

Bugi đánh tia lửa điện như thế nào thì có hệ thống đánh lửa của nó ta kệ bà nó đi tìm hiểu sau, xăng phun vào đúng thời điểm thì do cơ chế của nó cũng kệ ông nó đi, cứ từ từ, đừng nóng vội. Cứ hiểu vậy đã.

Làm tí cho dễ hình dung nhở (lưu ý, vừa xem các bác vừa hình dung trong đầu đâu là kỳ hút, đâu là nén, rồi kỳ nổ xả nhé)
 

 
Xem xong mà các bác hình dung đc là trên cả tuyệt vời, các bác hoàn toàn có thể vứt toàn bộ các câu chữ của e ở trên ko cần nhớ làm gì. Vì cái e cần là sự hình dung của các bác khi nhắc đến chứ ko phải là nhớ câu với chữ.
 
Về nguyên lý này thì các bác lên google search ra đầy, vấn đề là nhiều bác xem xong vẫn có thể ko hiểu ngay được vì nhìn nó khá phức tạp, e thì e dẫn giải lại theo phong cách "lông thôn" cho các bác dễ nhập.


Bài 6: Cấu tạo của Xupap và Cơ cấu trục cam

Trục cam và xupap là 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí. Trước tiên hãy xem trục cam dẫn động xupap ra sao nhé
 
 
Hình 6.1 - Cơ cấu dẫn động trục cam
 
Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào
 

 
 
Hình 6.2 - Trục cam thực tế
Và trong cụm máy
 

Hình 6.3 - Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong
 
Và mặt cắt ngang chi tiết
 
Hình 6.4 - Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Lưu ý, khi mở nắp capo lên thấy trên nắp máy có chữ DOHC thì đó là xupap đc dẫn động bởi 2 trục cam, còn OHC hoặc SOHC là 1 trục cam. Còn VVT-i thì là hệ thống cảm biến liên quan đến thời gian đóng mở xu pap.

Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp
 
 
Hình 6.5 - Cấu tạo xupap

Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
 

Hình 6.6 - Xupap (lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)

Bài 7: Một số các bộ phận khác của động cơ

 

Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam...cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các bạn phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay


Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ


Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. :))) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:
 
Hình 8.1 - Thay dầu động cơ

 
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.
 
 
Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
 
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video


Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

1- Máy hồi xưa nó kg có cái vòi phun nhớt vào phía dưới piston mà nó có cánh tát phải kg, mỗi khi trục máy chạy nó tát dầu lên có phải kg ?

Ngày xưa ng ta dùng cái thìa múc bác à, thìa này được gắn vào đầu to của thanh truyền, cứ quay 1 vòng nó lại múc lên 1 gáo dầu tưới tung tóe bên dưới piston, nhưng cách này dầu tưới ko đều và ko đủ, vì máy móc càng ngày càng phức tạp và nhiều chi tiết, lại công suất lớn. Bên cạnh đó thì do lực cản của dầu làm trục khuỷu quay chậm, lại còn làm phát sinh bọt khí, các mạt kim loại bị đánh lên tứ tung thường xuyên nên cách này chỉ dùng cho các động cơ đơn giản, công suất thấp

2- Mức dầu trong cacte cho phép chạm vào truc khuỷu và tay dên kg, nếu mực dầu cao nó có làm gãy trục khuỷu kg ?
 
(Editted) E hiểu sai ý bác, mức dầu min max trong các te theo cái thăm dầu thì các động cơ đời mới bây giờ thì dầu ko chạm vào trục khuỷu và tay dên được. Nhưng bác cứ mạnh tay đổ vào cao hơn mức max đó thì là sẽ chạm thôi
Các bác lưu ý là trong các động cơ ngày xưa, trục khuỷu được thiết kế kiểu zic zăc hơn và ngập 1 phần trong dầu cùng với đầu to thanh truyền nhé. Tuy nhiên hiện nay, động cơ trang bị thêm cái bơm dầu rồi nên trục khuỷu bây giờ nằm cao lên rồi, ko chạm dầu nữa.

Bài 8 (Phần 2) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế

Có pác nào xem phần 1 xong vẫn chưa hình dung ra được trong đầu dầu nó chạy như thế lào ko, thì lại phải ảnh:
 

 
Hình 8.2 - Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ
 
Và trong thực tế, để ý tơí các đường ống dẫn dầu, đặc biệt đường ống dẫn chính nó đâm vào những chỗ nào nhé
 

Hình 8.3 - Hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn trong động cơ
 
(Các bác lưu ý hình 8.2.2 là trục cam để ngang gần với trục khuỷu, ngang với piston vì ở đây ng ta dùng hệ thống xupap treo, dùng cần đẩy và cò mổ đẩy xu pap ở phía trên, nguyên lý thì giống như cái mà chúng ta hôm giờ thấy, chỉ có thêm cái đũa đẩy với cò mổ thôi, nói chung ko cần quan tâm lắm, quan tâm cái ống dẫn dầu thôi, trục cam nằm đâu thì nối ống tới đó, lo gì)

Tóm lại là chu trình nó như này:

Bây giờ ta xe xem xét từng chu trình một theo số thứ tự e đánh dấu ở sơ đồ trên nhé
 

Chu trình 1. Các te dầu -> Lưới lọc dầu

Đầu tiên xem cái các te trong thực tế nó ra sao nhé (cái này e lấy của con Captiva)
 
Hình 8.4 - Các te dầu bôi trơn động cơ
và ống hút + lưới lọc dầu
 
Và hai cái gắn lại với nhau trong thực tế xem sao nhé
 
 
Hình 8.5 - Ống hút dầu bôi trơn và lưới lọc (hay còn gọi là lược dầu)
 
Dầu được hút lên qua lưới lọc và lưới lọc này sẽ để lưng chừng ở trong các te chứ ko phải để sát đáy để hút được dầu sạch và có 1 lưới lọc thô tránh hút phải các mạt sắt có kích cỡ lớn. Và lược dầu trong máy thì sao



Hình 8.6 - Lược dầu trong máy (để ý đây là thân máy đã lật ngược lên)
 
Và khi tháo cái lược dầu ra
 

Hình 8.8 - Các te máy (máy đã lật ngược lại rồi nhé, các te này bình thường nó nằm dưới)


Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế

Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu

Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế
 
 
Hình 8.9 - Bơm dầu

Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào
 
 
Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy
 
E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung
 
 
Hình 8.11 - Hướng đi của dầu
 
Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé
 
 
Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)
 
Khi tháo bơm dầu ra
 
 
Hình 8.13 - Hình ảnh khi bơm dầu đã tháo
 
Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi
 

Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu
 
đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào
 
 
Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu
 
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhé
 


Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.
 

Bài 8 (Phần 4) - Nguyên lý dầu bôi trơn

Chu trình 3: Bơm dầu -> Lọc dầu -> Bộ làm mát dầu

Sau khi dầu được bơm dầu bơm lên sẽ đi qua cái Lọc dầu và Bộ làm mát dầu (Két làm mát, két sinh hàn), lưu ý chút là bộ làm mát dầu này có nhiều máy thì được nhà sản xuất lắp sẵn trên máy, nhiều xe giờ thì lắp thêm.

1. Ta cùng nghiên cứu cái lọc dầu nhé
 
Hình 8.17 - Lọc dầu

Bạn hãy xem video về nguyên lý hoạt động của lọc dầu cho rễ hình dung


Video nguyên lý hoạt động của lọc dầu

Các bác để ý xem xong video, các bác sẽ thấy khi phần tử lọc bị tắc, thì dầu bôi trơn sẽ ko đi qua được, áp suất tăng, van an toàn mở để dầu bôi trơn chảy trực tiếp vào động cơ, lọc dầu mất tác dụng, điều này rất nguy hiểm, nên sau 2 lần thay dầu bôi trơn, các bác thay 1 lần lọc dầu nhé. Dầu bôi trơn thì cứ phải thay sau 3000-5000km, các xe đời mới giờ có thể lên tận 15000km ko cần thay.

Bên cạnh đó, có cái van 1 chiều để ngăn các cáu bẩn ở trên phần tử lọc không quay trở lại bơm dầu, các te làm tắc bơm, nghẽn ống dẫn dầu khi động cơ ngừng hoạt động.

Thường cạnh lọc dầu người ta gắn thêm cái cảm biến áp suất như thế này:
 
 
Hình 8.18 - Cảm biến áp suất dầu


Hình 8.19 - Cảm biến áp suất dầu

 

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp xuất dầu

 
 
Hình 8.20 - Cảm biến áp suất dầu
Nguyên lý cái cảm biến này là khi có áp suất tác dụng lên cái màng, cái màng bị biến dạng, thông qua cơ cấu điện tử của nó tạo thành tín hiệu điện truyền lên đồng hô đo áp suất, đồng hồ này đặt ở sau vô lăng lái đó, cạnh đồng hồ đo nhiệt độ dầu và công tơ mét đó. Nói chung ko cần hiểu sâu cái này.


2. Giờ là đến cái két làm mát (sinh hàn dầu nhớt)


Lưu ý cái này là khác cái bộ làm mát động cơ bằng nước nhé (bài sau sẽ học)
Cái sinh hàn này trên động cơ 4 xi lanh thường ng ta hay lắp thêm chứ ko có sẵn trên động cơ khi sản xuất, vì động cơ 4 xilanh dầu nó truyền nhiệt qua thân máy và nước làm mát là đủ rồi. Nhưng khi lắp cái tăng áp cho động cơ hoặc trên các động cơ 6 xi lanh trở lên thì cần có sinh hàn. Xe đời mới giờ sinh hàn nó đơn giản hơn
 
 
Hình 8.21 - Bộ sinh hàn nhớt động cơ
 
Các bác xem cái nguyên lý của nó nhé (lưu ý trong video là cái động cơ hình chữ V, tức là động cơ có xi lanh xếp theo hình chữ V, tiện thể giải thích luôn, các bác thấy ng ta nói động cơ I4, V6, V8 thì I là động cơ có xi lanh xếp thẳng hàng, V là xi lanh xếp hình chữ V, còn số phía sau là số lượng xi lanh), nói chung là ko cần để ý tới động cơ, để ý tới cái bộ sinh hàn thôi.

Xem video về nguyên lý sinh hàn nhớt của động cơ
 
Và xem trong thực tế ng ta lắp nó trên xe ra sao (phải xem)
Và dầu đi qua lưới tản nhiệt (các lá nhôm mỏng, rống bên trong) sẽ truyền nhiệt lên lá nhôm này, sau đó lá nhôm sẽ truyền nhiệt vào không khí, quạt gió sẽ thổi để làm mát nhanh hơn.

Trong cái cục tròn tròn cũng có 1 cái van để khống chế lượng dầu qua két làm mát, vì khi mới khởi động động cơ, cần phải bôi trơn ngay, nếu mà chạy từ các te lên rồi loằng ngòa loằng ngoằng qua bơm, qua lọc, qua bộ làm mát thì mất thời gian quá, đồng thời lúc này dầu vẫn đang còn mát, nên cái van này nó tự khóa lại, ko để dầu qua bộ làm mát (tất nhiên vẫn qua lọc dầu, chỉ là ko đi qua cái lưới tản nhiệt thôi). Khi dầu nóng lên giãn nở ra và tốc độ chạy nhanh hơn làm áp suất tăng lên, van này nó sẽ mở ra để dầu vào làm mát. Cái van này cũng có cái lò xo với nguyên lý như trong bơm và trong lọc dầu.

Ok, vậy là ta đã nghiên cứu xong chu trình tiếp theo, dầu đi từ bơm dầu đến lọc dầu (đi qua phần tử lọc) rồi qua két làm mát, quay trở lại lọc dầu (phần lõi ở giữa đấy), tiếp đó sẽ đi qua cái cảm biến áp suất dầu rồi đi tiếp vào đường dầu chính.


Bài 8 (phần cuối) - Nguyên lý dầu bôi trơn động cơ

Chu trình cuối: Sinh hàn -> Đường dầu chính -> Trục khuỷu

Trước khi tiếp tục, ta cùng nhìn lại cái chu trình dầu bôi trơn 1 lần nữa dưới dạng 3D nhé

Xong rồi, mời các bác cùng với e cùng tháo cái động cơ ra xem nó ra làm sao nhé (phải xem nhé các bác, xem mới hiểu được phần dưới nhanh hơn)

 


Vậy là các bác có 1 cái nhìn thực tế hơn về động cơ rồi đúng ko, bây giờ ta cùng xem cái đường dầu chính ở trong động cơ nó ra làm sao nhé.

Đường dầu chính nó là 1 đường ống được thiết kế sẵn trong thân máy và song song với trục khuỷu, các bác xem cái ảnh phía dưới cho dễ hình dung nhé
 

E lấy cái lốc máy này là "máy Mỹ" lỗ nó to mới thọc vào được, cái lốc máy trong video trên là "máy châu Á" nên lỗ nhỏ quá...

Dầu sẽ được bơm từ bơm dầu vào cái lỗ dầu chính này, lỗ này thông với lỗ ở trên bạc cổ trục như hình trên đó. Các bác cần phân biệt giữa cổ biên và cổ trục nhé, cổ trục nằm trên 1 đường thẳng còn cổ biên thì không, xem hình dưới.
 
Hình 8.22 - Trục khuỷu
 
Ta cứ gọi cổ trục và cổ biên cho dễ nhớ nhé, cổ trục sẽ quay trong bạc cổ trục, còn cổ biên thì quay trong bạc đầu to thanh truyền.
 
 
Hình 8.23 - Piston và Trục khuỷu
Ở trên trục khuỷu ta thấy có rất nhiều lỗ dầu, 2 lỗ dầu trên cổ trục sẽ thông với lỗ dầu trên cổ biên như thế này
 
 
Hình 8.24 - Đường dầu trong trục khuỷu
Vậy là giờ các bác hình dùng được dầu từ đường dầu chính đi vào trục khuỷu qua cái lỗ trên bạc cổ trục sau đó chạy lên cổ biên để bôi trơn những cổ này. Cái rãnh nhỏ nhỏ trên bạc cổ trục là để dẫn hướng dầu đấy.

Ta sẽ cùng xem dầu đi từ cổ biên lên thanh truyền ra sao, các bác xem hình
 

Hình 8.25 - Đường dầu trong thanh truyền
 
Các bác thấy là trên bạc lót và nửa trên đầu to thanh truyền, đều có 1 cái lỗ dầu. Vậy là dầu đi từ cổ biên ra thanh truyền, chỉ khi lỗ dầu trên bạc trùng với lỗ dầu trên thanh truyền thì dầu sẽ phun lên trên piston để bôi trơn đầu nhỏ và phần tiếp giáp piston/xilanh. Còn nếu ko trùng thì dầu chỉ có nhiệm vụ là bôi trơn cổ biên.


Bài 9: Kỹ thuật kiểm tra dầu động cơ và thay dầu động cơ


Vậy là các bác đã hình dung được toàn bộ hệ thống bôi trơn động cơ chưa? Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thay dầu nhớt động cơ nhé. Thường 3000-5000km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên xe đời giờ thì lâu hơn, cái này các bác tự tìm hiểu.
 

Bước 1: Tháo dầu cũ

Trong bài 8 (phần cuối), video tháo động cơ, các bác thấy trên các te có cái ốc to to ko, e có chú thích là chỗ tháo dầu đó, các bác xem lại nhé. Và ở bài 8 (phần 2) trong video lắp sinh hàn cho động cơ, các bác để ý phần đầu cách người ta tháo dầu trong các te và lọc dầu nhé. Đơn giản thôi mà. Chỉ lưu ý các bác khi tháo dầu nên để máy nóng nhé, dầu nó loãng dễ chảy hơn. Và các bác cứ 2 lần thay dầu thì nên thay 1 lần lọc dầu.

Bước 2: Đổ dầu vào

Cứ mở nắp trên động cơ đổ dầu vào thôi. Bác nào ko biết thì nghỉ bà nó đi, đọc từ bài đầu đến giờ mà còn chưa biết đổ dầu vào chỗ nào thì hết chỗ nói. Ha ha.
Tổng lượng dầu trong động cơ khoảng 3 đến 5 lít.

Bước 3: Thăm dầu

Hầu như tất cả các động cơ đều có que thăm dầu với cái tay núm màu vàng, đỏ ở trên.
 


Khi rút ra thì em nó như thế này
 


Khi đổ dầu mới vào xong, các bác lấy thăm dầu ra, lấy giẻ lau sạch cái đầu còn bám dầu. Sau đó thọc lại, rồi lấy ra, các bác để ý

 



Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, nhiều loại thì chỉ có 2 cái chấm lồi ra (nói chung là rất dễ nhận biết) dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp quá hoặc cao quá đều không tốt. Cách kiểm tra tốt nhất là khi động cơ nguội, dầu ko được thấp hơn min, và khi động cơ nóng thì dầu không được cao hơn max.

Bảng kết quả thăm dầu cho các bác, đen thui là nên thay, màu da cam là ok...
 
Rất đơn giản phải ko các bác, vậy là xong toàn bộ về dầu nhớt động cơ nhé.
 

Bài 10: Hệ thống làm mát động cơ


Các bác biết rằng nhiệt độ động cơ làm việc rất nóng, ở kỳ nổ nhiệt độ trong động cơ có thể lên tới cả ngàn độ C, nhưng các bác lưu ý khoảng 30% nhiệt đốt cháy đó phục vụ cho việc chuyển hóa thành cơ năng đẩy piston, còn lại 30% nhiệt theo khí thải ra ngoài, 10% là mất do ma sát và kéo bơm nước, còn lại 30% chuyển vào hệ thống làm mát.

Bây giờ ta cùng nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống này nhé, các bác xem hình trước, xem kỹ và nhớ các bộ phận nhé.
 
 
Hình 10.1 - Tổng quan các bộ phận chính hệ thống làm mát động cơ
Giờ mới các bác xem đoạn video nguyên lý làm việc, cái này e search trên youtube thấy có của bác Đạt Nguyễn Trọng có dịch ra nên e lấy đỡ, tuy nhiều chỗ bác dịch hơi sách vở và hàn lâm 1 chút nhưng cũng cảm ơn bác. Khuyến cáo các bác newbie nên xem ít nhất 2 lần đến khi hình dung đc trong đầu rồi mới đọc tiếp nhé

Xong chưa các bác, vậy là nguyên lý nó cũng ko có gì phức tạp đúng ko ạ.
Tóm lại đơn giản là nước trong ÁO NƯỚC lấy nhiệt của động cơ được BƠM NƯỚC đẩy đi qua VAN HẰNG NHIỆT đến bình nước trên của LƯỚI TẢN NHIỆT, sau đó chảy xuống được QUẠT không khí làm mát, chảy xuống bình nước dưới rồi vào động cơ.

Trên bình chứa nước trên có cái VAN AN TOÀN, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào BÌNH CHỨA MỞ RỘNG để tránh nổ đường ống dẫn.

Một điểm thêm nữa là khi lái xe trời lạnh, các bác nhấn nút A/C (Air Conditioner - Điều hòa) ở trong bảng điều khiển (người ta gọi là táp lô đấy) và vặn nút điều chỉnh sang chế độ nóng thì 1 cái van trên đường ống ra bộ làm nóng mở, quạt của bộ làm nóng này quay để thổi hơi nóng vào cho các bác ấm.

Ok xong, có bác nào chưa hiểu nguyên lý ko, chưa thì xem kỹ lại nhé, còn nếu xem kỹ mà vẫn chưa hiểu thì đệch, thôi kệ bà đi, lỡ rồi cứ đọc nốt hết bài này đã, tối về nhà máu nó mới lên đc đến não hiểu cũng chưa muộn
 

1. Áo nước


Hệ thống làm mát này chủ yếu là làm mát phần xilanh/piston thôi, nên trên thân máy người ta thiết kế các rãnh, ống bao quanh thân máy để chưa nước gọi là ÁO NƯỚC, như thế này
 


 
 
Hình 10.2 - Áo nước
 

2. Bơm nước

 
Hình 10.3 - Bơm nước
Bơm nước thì cũng chẳng có gì phức tạp cả, chắc ko cần giải thích gì nhiều, cái bơm này được dẫn động từ trục khuỷu lên thông qua 1 cái dây đai.
 

3. Van hằng nhiệt


Nguyên lý thì như giới thiệu trong video ở trên rồi, hình ảnh thực tế các bác xem video ở dưới nhé. Chỉ lưu ý các bác là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé, e thấy nhiều bác, nhiều thợ bảo van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, vứt xừ nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.

Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hới nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết

Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.

Và khi bỏ van này đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết, thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...Thứ 2 là hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bác biết hậu quả rồi đấy.


4. Lưới tản nhiệt và quạt gió


Hình 10.4 - Lưới tản nhiệt
 
 
Hình 10.5 - Quạt gắn phía sau lưới tản nhiệt
 
Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bác.
Các bác lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ ra nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt), trước khi tìm hiểu nguyên lý bộ ly hợp này thì ta cùng xem tại sao lại phải có cái này.

Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu, tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chay chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, (các bác phi đến nhà con e 100km/h), mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ có là thiên nga gãy cánh mà thôi. Hoặc giả sử có quay đc thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng dở...haha. Nói chung cái này giúp để khi nước nóng thì nó quay nhanh, nước nguội thì nó quay chậm ko phụ thuộc vào trục khuỷu.
 
Cuối cùng, để có 1 cái nhìn tổng quan và thực tế hơn, mời các bác cùng tập làm quen với hệ thống nước làm mát qua video cách súc rửa và châm nước cho hệ thống làm mát
 

 

Bài 11 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu

 


Tác dụng của nó thì chắc chả cần phải lói lữa các bác nhở. Còn nguyên lý thì như sau
 
Hình 11.1 - Nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu
 
Nguyên lý cũng đơn giản thôi, bơm xăng hút xăng từ két xăng qua lọc xăng tới 4 vòi phun để phun xăng vào 4 xi lanh. Nếu áp suất tăng quá cao, có 1 van điều áp mở ra để xăng hồi về két xăng.

Vòi phun có tác dụng phun xăng, nó sẽ được ECU (bộ điều khiển trung tâm - hiểu sơ sơ là giống như cái máy tính vậy) điều khiển lúc nào phun, lúc nào không, phun nhiều hay phun ít. ECU này sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến (gắn bên ngoài các bộ phận liên quan), gồm có dữ liệu:
1. Độ mở bướm ga (bướm này là bướm gì kệ bà nó đi, bài sau tìm hiểu)
2. Nhiệt độ nước làm mát
3. Nhiệt độ nhớt
4. Lượng Ô xi đi vào cửa nạp
5. Nhiệt độ không khí vào cửa nạp
(Lưu ý các cảm biến này nó tạo ra tín hiệu điện chuyển về ECU, rồi ECU phân tích, sau đó điều khiển vòi phun bằng tín hiệu điện)

Cùng xem cái video cho nó dễ hiểu nhé

1. Két xăng

 
Hình 11.2 - Két xăng
 
Lưu ý là két xăng này thường được đặt dưới hàng ghế ngồi phía sau nhé. Chắc các bác phải xem cái video sau để hình dung được két xăng nó nằm ở đâu. (Đồng thời xem thay cụm bơm xăng sao nhé)
 

2. Cụm bơm xăng

 
 
Hình 11.3 - Cụm bơm xăng
 
Cụm bơm này chứa bơm xăng nằm trong đó. Ngoài ra còn có phao xăng để đo lượng xăng còn bao nhiêu báo lên đồng hồ xăng trên táp lô. Có cái lọc bình là cái lưới lọc thô xăng trước khi đưa vào bơm, nó khác cái lọc xăng nhé.


3. Bơm xăng
 



 
Hình 11.4 - Bơm xăng

 
Bơm xăng này chẳng qua giống như cái mô tơ chạy bằng điện thôi, bác nào ko biết cái mô tơ là cái gì thì chắc tuổi thơ các bác thê thảm phải biết. Nguyên lý nó như sau:
 

Hình 11.5 - Nguyên lý bơm xăng
Cái bơm này là loại chạy bằng điện và nằm trong cụm bơm xăng (các bác xem video ở trên thấy đấy), cụm này nằm trong két xăng. Bơm này có cái cánh tuabin quay để hút xăng lên. Có 1 cái van 1 chiều để ngăn xăng không quay ngược trở lại để khi khởi động xe, xăng nó có sẵn lên nhanh hơn. Chứ mà chờ bơm bơm từ dưới két lên thì lâu.
 

4. Lọc xăng

 
 
Hình 11.6 - Lọc xăng lắp đặt trên xe
 
Nguyên lý và cấu tạo lọc xăng này thì cũng giống như lọc dầu bôi trơn động cơ thôi, ko có gì phải nghiên cứu thêm. Bác nào ko hiểu thì xem lại bài cũ của e nhé
 
Hình 11.7 - Lọc xăng
Chỉ lưu ý các bác công thức cơ bản như sau: khoảng 5000km thay dầu bôi trơn, hai lần thay dầu thì thay lọc dầu. Hai lần thay lọc dầu thì thay lọc xăng.


5. Vòi phun


Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là e nó trong thực tế
 
Hình 11.8 - Vòi phun và bugi
 
Và nguyên lý em nó
 
Hình 11.9 - Nguyên lý vòi phun
Cái lõi điện từ (Electromagnetic Coil) được ECU truyền tín hiệu điện chuyển thành từ trường hút cái nam châm (Magnet) để đóng mở van liên tục để phun xăng.


6. Van điều áp

 
Hình 11.10 - Van điều áp trong thực tế
Và xem ruột gan em nó
 

Hình 11.11 - Cấu tạo bên trong van điều áp
 
Còn nguyên lý làm việc e nó

 
 
Hình 11.12 - Nguyên lý làm việc van điều áp
Cái nguyên lý van này cũng đơn giản thôi, nó giống như cái van an toàn ở bơm dầu trong bài hệ thống bôi trơn đấy, khi áp suất tăng lò xo được đẩy lên, xăng chảy qua đường hồi dầu về két xăng. Các bác lưu ý xem lại hình 11.1 đầu tiên ở trên, van này đặt ở vị trí sau khi xăng đã đến dàn phun của các vòi phun trước. Chỉ khi áp suất cao, van này mới mở ra thôi.

Nếu ko có van này thì khi áp suất cao thì đường ống hay bơm xăng dễ bị vỡ, hỏng hóc,...vòi phun tắc là 1 trong nguyên nhân dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, van này khi đóng bình thường có tác dụng duy trì áp suất để vòi phun có thể phun nhiêu liệu nhanh, mạnh được.

Làm cái kết bằng cái video tổng hợp cho nhiều bác vẫn đang còn đang mơ màng nhở.
 


Bài 12: Hệ thống cung cấp khí


Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại, e thì e tách ra cho các bác hình dung được rõ ràng và ko lan man. Vì e biết nhiều bác đang đọc bài e đầu cũng 3, 4 thứ tóc rồi nên đôi khi cái sự hình dung các bác nó lại nhạy bén và sâu sắc quá mức cần thiết. Giả dụ như e nói cái cần số các bác lại nghĩ ngay tới cái "ấy", hay là e nói tới nhớt bôi trơn, các bác cũng lại nghĩ tới cái "ấy". :)), rồi lại lên youtube search ba cái chuyện "ấy", lại ngồi nuối tiếc cái thời trẻ trâu ấy, e là e thấy...ko lấy làm thích rồi đấy.

Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi, nên người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu kệ bà nó đi, nhớ mệt đầu, các bác biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các bác cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?

Quy trình đi của e nó: Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh
 

1. Bầu lọc gió

Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé. Nói thật các bác chứ trước đây e cũng éo biết đâu...haha.

E thấy bên VNExpress có cô bé xinh xinh hướng dẫn cái này, các bác xem qua video phát hiểu ngay và luôn Video thay lọc gió động cơ
Xem xong các bác quay lại đây luôn nhé, ko ngồi xem lan man bên đó mất cả buổi đấy, đọc xong bài này rồi các bác thích làm trời làm đất gì thì làm nhé...
 

2. Đường ống nạp

 
Hình 12.1 - Số 1 là 4 ống nạp, 2 lọc gió động cơ, 3 là đường ống nạp
 
Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm (mấy bác già già lại hình dung linh tinh rồi). Em nó đây
 
 
Hình 12.2 - Bướm ga
 
Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.

Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.

P/S: Các bác thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 các bác sạch sẽ nhé, ko là tốn xăng tốn của lắm...:))


3. Cửa nạp và xi lanh

Cửa nạp thì các bác xem bài trước và nhiều bài khác rõ rồi chứ ạ, thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).

Đấy là theo kiểu tự nhiên của hầu hết các loại xe thông dụng, hiện nay để tăng công suất động cơ, người ta hay độ thêm các bộ phân tăng áp hoặc siêu nạp để tăng lượng không khí vào để đảm bảo nhiên liệu cháy trọn vẹn, tăng công suất động cơ.

Thêm thắt tí cho mấy bác tò mò về tăng áp với siêu nạp khác nhau ra sao. Giống nhau là 2 cái dùng bộ phận giống như là cái máy nén không khí để hút không khí nén vào cho nhiều ở cửa nạp thôi. Tuy nhiên máy nén của siêu nạp được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ nên tổn hao nhiên liệu, còn máy nén của thằng tăng áp thì lại đc dẫn động từ luồng khí thải nên tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, Siêu nạp thì chắc chắn là siêu hơn Tăng áp rồi.
 

Bài 13 - Hệ thống khí thải


Các bác lưu ý là từ đầu đến giờ e chỉ nói về động cơ xăng thôi nhé, e chưa nói gì đến diezel cả, bởi nhiều thứ các bác ko thể nạp hết đc, dẫn đến khó hiểu, quên, và sinh ra chán nản. Về cơ bản, các bác hiểu xăng thì hiểu về diesel chỉ trong nháy mắt, nên cứ yên tâm nhé.
 

Hình 13.1
- Hệ thống khí thải trên xe hơi

Hình 13.2 - Các bộ phận chính trên hê thống khí thải
 
Mời các bác cùng xem nguyên lý hoạt động em nó


Xem xong các bác rõ chưa ạ? Có cần e giải thích gì thêm ko? E thấy như thế là quá đơn giản dễ hiểu rồi đấy. Giờ ta xem trong thực tế nó ra làm sao
 
 
Hình 13. 3 - Bộ góp xả

 
Hình 13. 4 - Bộ chuyển đổi khí thải


Hình 13. 5 - Bộ giảm thanh (tiêu âm
 
Các bác lưu ý tỉ lệ không khí - xăng hoàn hảo để cả 2 cháy hết là 14.7/1, nghĩa là cần 14,7g không khí để đốt cháy hết gần như hoàn toàn 1g xăng.

Nếu như không khí vào động cơ nhiều quá, thì sẽ thừa không khí trong đó có cả N2 và O2 (trong không khí luôn chứa khoảng 80% O2 và gần 20% N2), vì nhiệt độ cao O2 sẽ phản ứng với N2 tạo thành khí độc NO2.
Nếu không khí ít, sẽ thừa xăng, tạo ra khí CH có màu đen. Đó là lý do vì sao nếu các bác thấy khí thải màu đen thì có nghĩa là xăng cháy chưa hết.

Vì thế người ta gắn thêm cái cảm biến Ô xi trên đường khí thải để xem lượng O2 trong khí thải thừa thiếu ra sao, ECU (bộ điều khiển trung tâm) sẽ điều chỉnh bộ phận cung cấp khí, xăng phù hợp.

Cảm biến ô xi đây
 
 
 
Hình 13. 6 - Cảm biến Ô xi
 
Thường người ta gắn thêm 1 cảm biến ô xi ở phía sau của bộ chuyển đổi khí thải, mục đích là xem có ô xi ra nữa ko, nếu còn thì bộ chuyển đổi đã bị hỏng, thay chắc tầm 10 củ.
 

Bài 14 - Hệ thống khởi động xe ô tô (Phần 1)



Thú thật các bác đừng cười e chứ ngày xưa cứ mỗi lần bật điều hòa xem JAV trên ô tô e lại cứ thắc mắc ngu tại sao bình ắc quy có tí xíu vậy mà nó chiến đc cả điều hòa, băng đĩa, đèn đóm... Mà giả sử có chạy đc những thứ đó thì sao đi hoài ko thấy hết ắc quy...Sau này tìm hiểu mới vỡ ra cái sự ngu đó, và e mới hiểu ắc quy gần như chả có tác dụng mẹ gì khi mà động cơ đã khởi động. Có bác nào hiện tại cũng đang thắc mắc như e ngày xưa ko nhở? Ha ha

Trước khi bắt đầu bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu em Ắc quy này xem nguyên lý e nó làm việc ra sao và tác dụng em nó trên xe hơi là gì.
 

Hình 14.1 - Ắc quy

Cấu tạo bên trong em nó
 
Hình 14.2 - Cấu tạo bên trong ắc quy

Trong ắc quy gồm có rất nhiều tấm lá chắn như trên hình nằm đan xen nhau. Có 1 vách ngăn giữa tấm cực dương (màu đỏ) và tấm cực âm (màu xanh da trời). Người ta bố trí nhiều tấm như vậy là để tạo ra 1 nguồn năng lượng lớn cho ắc quy.

Tấm cực dương cấu tạo từ Chì Ôxit (PbO2)
Tấm cực ấm cấu tạo từ Chì (Pb)
Người ta đổ dung dịch Axit Sunfuric loãng (H2SO4) vào trong ắc quy. Có nghĩa là toàn bộ các tấm âm dương này nằm ngập trong dung dịch H2SO4. Bác nào học hóa còn nhớ mấy cái chất này chứ nhở?

Bây giờ ta cùng xem Ắc quy hoạt động ra sao mà thấy cả 4,5 năm chạy xe cũng thấy không có hết điện nhé.
1. Quá trình phóng tinh, ơ đệch, nhầm, phóng điện
Bình thường ắc quy chẳng có phóng phiếc gì cả. Khi các bác gắn 1 cái bóng đèn giữa 2 cực âm dương của ắc quy chẳng hạn thì lúc này ắc quy sẽ phóng điện làm bóng đèn sáng lên. Tại sao lại dùng chì, rồi thì H2SO4, tại sao lại phóng điện thì kệ ông nội nó đi, bác nào thích tìm hiểu sâu về hóa học thì tìm hiểu sau:

Thực ra năng lượng điện đc tạo ra do các phản ứng hóa học bao gồm:
Tại cực dương:
2PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O + O2
Còn cực âm:
Pb + H2SO4 = PbSO4 + H2

Nếu các bác để bóng đèn sáng hoài vậy, Cực âm và dương sẽ bị chuyển hóa dần dần cho đến khi thành PbSO4 (Chì Sun phát) hết thì ắc quy hết điện. Lúc này ta cần nạp điện cho ắc quy.

2. Quá trình nạp điện
Khi chúng ta nạp điện cho ắc quy thì lại xảy ra phản ứng ngược (gộp 2 phản ứng cả 2 đầu âm dương)
2PbSO4 + 2H2O = Pb + PbO2 + 2H2SO4.
Lúc này cực âm trở về Pb và cực dương lại trở về PbO2.

Nói chung các bác hiểu nôm na ắc quy là như thế, vậy tại sao ắc quy ô tô dùng 4,5 ko hết điện?

Các bác lưu ý, trọng trách lớn lao nhất của ắc quy là phóng điện vào bộ khởi động (máy đề, củ đề...) để khởi động động cơ. Khi động cơ đã khởi động, ắc quy gần như hết nhiệm vụ của nó. Bởi trên ô tô có 1 máy phát điện chạy khi động cơ đã chạy sẽ làm nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ thiết bị điện trên ô tô đông thời máy phát này còn nạp điện ngược trở lại ắc quy.

Khi các bác tắt chìa khóa xe nhưng vẫn để ở nấc thứ 2 là nấc dùng điện ắc quy thì các bác vẫn bật đèn đóm, nghe nhạc, xem JAV bình thường bởi vì các bác đang sử dụng điện năng tích trữ trong bình ắc quy. Đang xem JAV phóng phiệc mệt quá lăn ra ngủ mất sáng mai ngủ dậy thì chắc chắn ắc quy hết điện . Khi đã hết điện trong bình (thực ra ko phải là hết điện mà là hết phản ứng hóa học 2 cực), các bác sẽ ko khởi động xe được nữa mà phải đấu điện từ 1 bình ắc quy ngoài hoặc từ bình của xe khác sang bình của mình rất mất thời gian. Sau khi khởi động xong phải để xe nổ trong vài 3 tiếng để bộ phát điện nạp điện tích trữ cho bình ắc quy phục vụ cho lần khởi động tiếp theo.

Đôi khi, hệ thống điện quá tải, máy phát điện ko đủ sức thì ắc quy sẽ hỗ trợ thêm thằng máy phát này.

Vậy máy phát điện hoạt động ra sao?

Hình ảnh em nó đây
 
 
Hình 14.3 - ô tôMáy phát điện


Cấu tạo e nó
23-Jun-09-oto-hui4357 (1).
Hình 14.4 - Cấu tạo máy phát điện

Trong máy phát điện có bộ phận Rô to và Stato (roto là phần quay đc, stato là đứng yên), khi Rô to quay trong Stato sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều. Rô to cấu tạo từ các cục nam châm vĩnh cửu, còn stato cấu tạo từ các cuộn dây (các bác lên mạng tìm hiểu thêm về cái này nhé, cũng đơn giản thôi, học hồi lớp 7, lớp 8 gì đấy). Rô to được dẫn động từ trục khuỷu thông qua dây đai và puli.

Trong máy phát này có bộ chỉnh lưu để chỉnh điện xoay chiều thành điện 1 chiều (vì thiết bị điện trên xe dùng điện 1 chiều), và có thêm tiết chế vi mạch để ổn định điện áp (nghĩa là rô to quay nhanh hay chậm gì thì vẫn ra 1 điện áp ổn định).

Đố các bác tìm thấy máy phát điện trong hình ảnh sau:
 

Hình 14.5 - Máy phát điện ở đâu? Dễ quá phải ko
 
 

Bài 14 (Phần 2) - Hệ thống khởi động xe ô tô

Bài này e sẽ tập trung phân tích về cái máy phát điện, bên cạnh đó, các bác sẽ hiểu lại 1 số nguyên lý về điện và từ trường học hồi cấp 2, 3 mà đến bây giờ e chắc chắn nhiều bác vẫn còn ngu ngơ mơ hồ.

Tuổi thơ dữ dội của các bác đã bao giờ vọc vạch cái mô tơ điện mini chưa nhỉ? Ví dụ như tháo cái quạt thổi lò than của bà nội ra chơi chẳng hạn? Trong cái quạt thổi lò than này có 1 cái mô tơ nhỏ, ng ta gắn cánh quạt lên mô tơ để khi mô tơ quay tạo ra gió thổi không khí vào lò than đấy. Hay là nghịch mô tơ trong xe ô tô đồ chơi chẳng hạn. Em nó đây
 
1857284cu_de_dream___wave_1 (1).JPG
Hình 14.6 - Mô tơ điện mini

Các bác có nhớ khi tháo mô tơ này ra có 2 miếng nam châm màu đen gắn cố định xung quanh phía trong vỏ mô tơ ko nhỉ? Cái này ng ta gọi là Sờ tai to (Stato) đấy. Còn 1 cái bộ phận quay quay để gắn quạt vào các bác có thấy nhiều dây điện quấn lên nó ko? Đó là Rô to (Roto). Điện sẽ được dẫn vào rô to dưới tác động của từ trường làm rô to quay. Điện năng chuyển thành cơ năng).

CÁC BÁC NHỚ CHO E CÁI LÀ STATO LUÔN ĐỨNG YÊN CÒN ROTO LUÔN CHUYỂN ĐỘNG. STATO ĐỨNG YÊN, ROTO CHUYỂN ĐỘNG. NHỚ ĐIỀU NÀY ĐỂ ĐỌC PHẦN DƯỚI KO BỊ LOẠN.HAHA

Nhưng vấn đề là toàn bộ cái cụm roto nó quay tròn, vậy làm sao để truyền điện cho nó trong khi nó vẫn quay? Thế là người ta sinh ra cái chổi than. Xem ảnh
 
33152.
 
Hình 14.7 - Chổi than và cổ góp

Ta thấy rằng điện được dẫn vào chổi than, chổi than này ép vào cổ góp của Roto để truyền điện, xem thêm hình
 
sxo1378169561.
 
Hình 14.8 - Chổi than

Lõi chổi than là bột đồng ép, có 1 lò xo để nếu lõi đồng ép này bị mòn thì lò xo sẽ đẩy tiếp phần còn lại xuống. A đù, giờ thì các bác hiểu chổi than, cổ góp là gì rồi. Sau này cứ cái gì mà quay quay như máy bơm, quạt điện, mô tơ...mà bị mòn chổi than thì các bác biết nó mòn cái gì rồi đúng ko.


Mà đấy là chuyện của ngày xưa, còn bây giờ ta trở lại cái máy phát điện xem nào.

Máy phát điện thì cấu tạo kết cấu ngược với mô tơ, các bác lấy tay quay roto thì lúc này lại tạo ra dòng điện (Cơ năng chuyển thành điện năng). Nhưng lưu ý, lúc này Roto lại đc cấu tạo từ nam châm, và Stato lại cấu tạo từ các vòng dây (thường là dây đồng), điện sẽ được dẫn từ vòng dây của Stato ra ngoài.


Vậy nó tạo ra điện thế nào? Xem sơ đồ nguyên lý
 
May phat dien.
Hình 14.9 - Nguyên lý tạo ra điện

Ở hình trên, cái Roto đc biểu thị bởi thanh nam châm có chữ S, N quay quay đó. S, N biểu thị cho cực bắc và cực nam của nam châm. Khi quay như vậy các bác thấy điện kế đồng hồ thay đổi, có nghĩa là có dòng điện. Hiện tượng này là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của nó là liên quan tới sự chuyển động electron nhưng mà đây là tiền đề đã đc chứng minh nên các bác ko cần cất công đi tìm hiểu làm mẹ gì. Có nghĩa là các bác cứ cho nam châm quay trong cuộn dây thì sẽ tạo ra điện trong cuộn dây. Thế thôi

Vấn đề ở đây là nếu cho nó quay như vậy thì lại tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây. Các bác thấy trên ảnh chiều dòng điện cứ thay đổi tuần hoàn ko, thực tế là nó thay đổi hàng chục lần trong 1 giây. Số lần đổi chiều trong 1s ng ta gọi là tần số, ví dụ tần số 50Hz là 50 lần đảo chiều trong 1 s.

Nhưng mà thiết bị điện trên ô tô của chúng ta lại dùng điện 1 chiều, tức là phải ép dòng điện chạy theo 1 hướng thôi. Mịe, thế là lại phải đẻ ra cái Chỉnh lưu
 
800px-Getting_behind_the_tridge_rectifier.

Hình 14.10 - Điod chỉnh lưu trong máy phát điện

Bộ chỉnh lưu chẳng qua là tập hợp của các Diod chỉnh lưu, Diod này có tác dụng chỉ cho dòng điện đi qua 1 chiều, nếu điện chạy chiều ngược lại thì ko được. Ng ta bố trí khoảng 6 cái Diod như vậy để đảm bảo điện 1 chiều ra mượt mà, ko bị ngắt quãng do chạy ngược lại quá lâu. Thế nhưng tốc độ trục khuỷu động cơ lúc nhanh lúc chậm, kéo theo Roto máy phát cũng nhanh chậm theo. Mà điện áp thì phải ổn định. Thế là đẻ thêm cái gọi là Tiết chế vi mạch (giống như cái ổn áp)
cp028176-alternator-voltage-regulator-brushes-cover-99-05-vw-jetta-golf-mk4-bosch-120a.
Hình 14.11 - Tiết chế vi mạch


Giải thích cái này thực sự cũng hơi khó, nhưng mà nó khái quát như thế này

Trên cái roto ngoài nam châm, người ta quấn thêm cuộn dây ở phía dưới các nam châm này với mục đích để tạo thêm nam châm điện (người ta gọi cuộn dây trên roto này là các cuộn kích từ). Nam châm điện này khi hoạt động sẽ điều tiết được từ trường và làm cho dòng điện trong Stato luôn ổn định dù Roto quay chậm hay là quay nhanh. Điện được truyền vào cuộn dây roto qua Tiết chế vi mạch nhờ chổi than. Và tiết chế vi mạch lại lấy điện 1 chiều từ ắc quy và sau đó là từ chính điện xoay chiều đã chuyển thành 1 chiều tại bộ chỉnh lưu.
 
[​IMG]

Hình 14.12 - Vi mạch của tiết chế

Trong tiết chế có bộ vi mạch gồm các Transitor, điện trở, diod...kệ bà nó đi, chẳng qua những thứ này để giúp điều tiết dòng điện 1 chiều, cũng là để điều tiết từ trường trong roto để đảm bảo điện áp ổn định tại stato.
Lưu ý là cuộn dây trên stato khác cuộn dây trên roto nhé, và điện dẫn đến các thiết bị tiêu thụ trong xe là đi ra từ Stato, còn điện trong Roto là lấy từ điện 1 chiều trong ắc quy, sau đó là từ điện đã đc chỉnh qua bộ chỉnh lưu của chính nó.
 
 

Bài 14 (Phần 3) - Máy khởi động (Củ đề)


Các bác cũng hiểu rằng động cơ ko thể tự sướng đc, nên phải nhờ ngoại lực mới hoạt động đc. Các bác nhớ cái máy nổ chạy xăng ko ko, muốn nổ thì các bác phải dùng cái cần để quay tay đúng ko? Còn ô tô thì ko thể quay tay đc. Thế mới sinh ra cái máy khởi động, gọi dân dã là củ đề.

E nói thế này cho dễ hiểu, động cơ lúc dừng lại thì có xilanh đang ở kỳ nén, xylanh thì kỳ hút, cái thì kỳ xả...Bây giờ các bác có đánh lửa, có phun xăng thì cũng có thể xảy ra kỳ nổ đc chút chút trong 1 xylanh nào đó đang ở kỳ nén (thường thì chưa nén hết nên gọi là cháy đúng hơn là nổ), mà giả sử có 1 xilanh nổ đc chăng đi nữa thì cũng ko đủ sức để kéo mấy thằng piston còn lại để làm quay trục khuỷu. Nên cần cái máy khởi động giúp trục khuỷu đạt đc vòng quay tối thiểu để có thể tự hoạt động đc (khoảng 60-100v/p). Bên cạnh đó, với tốc độ tối thiểu này của trục khuỷu thì mới làm cho máy phát điện tạo ra đủ điện kích hoạt bugi hoạt động.
 
 
Hình 14.xx - Củ đề, máy khởi động
 
Và e nó được gắn vào động cơ như lày:
 
Hình 14.xx - Vị trí máy khởi động
 
Cấu tạo e nó
 
 
Hình 14.xx - Cấu tạo sơ lược máy khởi động
 
Video nguyên lý hoạt động của máy khởi động


Bài 15: Hệ thống điều hòa

Các bác hiểu đc nguyên lý điều hòa trên ô tô thì các bác cũng sẽ hiểu đc nguyên lý điều hòa ở máy điều hòa, tủ lạnh, tủ đá...Ai zà, khuya quá rồi, mai e viết tiếp nhá các bác..
 
 
Hình 15.1 - Hệ thống điều hòa ô tô
 
Cái nguyên lý điều hòa này đơn giản quá, các bác lên google ra đầy nên e cũng chỉ nhắc lại đơn giản thế lày: Máy nén nó nén khí gas dưới áp suất cao làm khí gas tăng nhiệt độ và chạy qua dàn nóng. Dàn nóng có quạt thổi làm khí gas giảm nhiệt độ chuyển dần sang thể lỏng. Sau đó gas lỏng bị giảm áp suất đột ngột khi qua van tiết lưu khiến nó hóa hơi dần dần ở dàn lạnh, khi hóa hơi nó thu nhiệt xung quanh làm nhiệt độ xung quanh dàn lạnh giảm xuống và quạt dàn lạnh sẽ thổi hơi lạnh vào trong cabin. Sau đó khí gas lại đc máy nén nén áp suất cao...Cứ quay đi quay lại vậy...

Lưu ý là máy nén đc ng ta hay gọi là Lốc điều hòa hay Block điều hòa và nó được truyền động từ trục khuỷu động cơ chứ ko phải dùng điện, nên khi mới lên xe các bác đừng bật điều hòa cùng lúc khởi động động cơ vì lúc này động cơ sẽ phải chịu tải thêm cái máy nén này nữa rất hại bình ắc quy (vì khi khởi động máy, ắc quy phải phóng 1 lượng điện lớn để khởi động củ đề và làm quay bánh đà - trục khuỷu)

Còn tiếp...
 
Nguồn sưu tập
Tin tức khác
Đăng ký Email để nhận những thông tin mới nhất từ chúng tôi