8 nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ xe các bác tài cần biết
Ô tô bỗng nhiên bốc cháy khi đang lưu thông trên đường là trường hợp mà ít ai có thể nghĩ đến. Tuy nhiên, nếu không kiểm tra ô tô kỹ càng và thiếu kiến thức cần thiết về nguyên nhân cháy nổ xe, chiếc ô tô của bạn có thể bốc cháy bất cứ lúc nào, từ đó gây ra những thiệt hại về tài sản và sự an toàn của người ngồi trên xe.
Hãy cùng OtoSNews tìm hiểu những nguyên nhân gây cháy ô tô phổ biến nhất, từ đó có thể ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra với chính chiếc xe của chúng ta.
1. Hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ
Xe ô tô sau thời gian sử dụng, hệ thống nhiên liệu có thể bị "lão hóa", nếu bị vật nhọn đâm cắt trong quá trình sửa chữa khiến nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài. Nhiên liệu xăng hoặc dầu thoát ra tiếp xúc với nhiệt độ nóng của phần ống xả, hoặc tia lửa điện đều có thể phát cháy, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây cháy xe.
Hệ thống nhiên liệu thường rất phức tạp và việc phát hiện sự rò rỉ thường khá khó khăn, không dễ để có thể tìm ra dấu hiệu cảnh báo. Trong khi đó, xăng là loại nhiên liệu rất dễ bắt lửa, ngay cả khi nhiệt độ chỉ còn 7,2 độ C, nó cũng dễ dàng bốc cháy chỉ với một tia lửa nhỏ. Vậy nên không gì có thể ngăn chặn được nếu nhiên liệu bị rò rỉ ngay khu vực ống xả hay động cơ. Khi phát hiện mùi nhiên liệu lọt vào trong khoang nội thất hay bên ngoài xe, chúng ta phải ngay lập tức kiểm tra và khắc phục, tránh việc khởi động xe hay tiếp tục di chuyển nhằm hạn chế sự cố cháy xe đáng tiếc.
2. Hệ thống điện bị hư hỏng
>> 8 bước tự bảo dưỡng ắc quy ô tô đúng cách
3. Chất lỏng, phụ gia tràn ra ngoài
Ngoài xăng và dầu diesel, bên trong mỗi chiếc ô tô còn có: dầu nhờn động cơ, dầu truyền động, dầu lái, dầu phanh, thậm chí là chất làm mát động cơ. Tất cả các chất lỏng này lưu chuyển khi xe hoạt động, chúng có thể bắt cháy nếu đường ống bị nứt, hay bình chứa bị bể vì một lý do nào đó.
Những chất lỏng này rất hiếm khi bị tràn ra ngoài, nhưng một khi đã thoát ra âm ỉ thì nó tiềm tàng của những vụ tai nạn như mất phanh hoặc hệ thống lái trở nên thiếu chính xác, và khi xảy ra va chạm chúng có thể thoát ra nhiều hơn và gây cháy.
Phần lớn chất lỏng đều tập trung ở dưới nắp ca-pô và có thể bùng phát cháy ở đây, tuy nhiên có hai loại chất lỏng chạy dọc thân xe đó là: nhiên liệu và dầu phanh, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến hai chất lỏng này.
4. Động cơ quá nhiệt
Động cơ xe hơi được thiết kế để hoạt động trong giới hạn nhiệt cho phép, được giải nhiệt bởi hệ thống làm mát động cơ gồm nước làm mát và hệ thống quạt tản nhiệt. Tuy nhiên, nước làm mát bị hao hụt, quạt tản nhiệt bị hư hỏng hay ECU quản lý động cơ ô tô hoạt động không chính xác, khiến động cơ quá nóng, đồng thời gián tiếp khiến các chất lỏng bên trong tăng nhiệt độ, và có thể tràn ra khỏi khu vực được giới hạn cho nó.
Khi điều đó xảy ra, chúng sẽ nhỏ giọt hoặc phun dưới dạng sương khắp các ngóc ngách động cơ, cả hệ thống ống xả và trào ra những vị trí có nhiệt độ cao, nơi chúng có thể dễ dàng bị đốt cháy và lan rộng.
5. Bộ chuyển đổi xúc tác (Catalytic Converter) bị quá nhiệt
Bộ chuyển đổi xúc tác có nhiệm vụ chuyển đổi khí thải độc hải sản sinh từ động cơ trở nên thân thiện hơn với môi trường. Chính vì thế đây là phần nóng nhất của chiếc xe bên cạnh hệ thống ống xả chạy dọc gầm xe. Bộ phận này luôn phải làm việc liên tục bên cạnh động cơ, từ khi khởi động cho tới khi ngắt máy.
Nếu động cơ xe có vấn đề về hệ thống đánh lửa (bugi) hay nhiên liệu bị dư ra sau khi đốt quá nhiều, dẫn đến bộ chuyển đổi xúc tác hoạt động nhiều hơn và nhiệt độ có thể lên tới 1.093 độ C (điều kiện bình thường từ 649 – 871 độ C). Tình trạng này về lâu dài, các vật liệu cách nhiệt hay thậm chí lót sàn xe có thể bị cháy do sàn xe bị nung nóng quá độ.
6. Cháy do va chạm
Tùy thuộc vào khu vực tác động, một tai nạn xe hơi có thể gây ra một vụ cháy xe. Hầu hết những vị trí xung yếu đều có thiết kế kỹ thuật để giảm lực đâm va, giảm thiểu tác động vào bên trong khoang ca-bin. Nhưng bình chứa nhiên liệu hầu như ít được thiết kế giảm thiểu xung lực do va chạm như phía trước, chính vì thế mà nhiên liệu dễ bị thoát ra ngoài, nếu gặp tia lửa hay nhiệt độ cao thì là một điều kiện hoàn hảo để lửa bùng cháy.
Vì vậy, sau khi xảy ra tai nạn, người trong xe tốt hơn hết hãy thoát nhanh ra khỏi xe, hoặc cần được trợ giúp để có thể ra khỏi xe nếu bị thương, vì rất khó để biết nhiên liệu có bị chảy ra ngoài ngay sau tai nạn. Nếu sau tai nạn, mà bạn không bị kẹt trong xe thì đó còn là điều may mắn, vì bạn có thể tránh được một trong những nguy cơ có thể gây cháy xe ô tô.
7. Không bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ
Phần lớn những nguyên nhân phía trên, đến từ một nguyên nhân xâu xa hơn chính là lười kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng xe định kỳ. Đôi khi chúng ta vì công việc, cuộc sống nên không để ý đến việc chăm sóc chiếc xe thường ngày. Tuy nhiên, nếu như chúng ta dành chút ít thời gian cuối tuần để mở nắp capo lên và quan sát, những khu vực bị rò rỉ, dây điện bị đứt hay trơ lõi,… sẽ được khắc phục kịp thời. Khi đó, mức độ rủi ro gây ra cháy xe có thể được giảm thiểu đến mức tối đa.
>> 3 điều bạn cần phải biết về bảo dưỡng ô tô định kỳ
8. Sai sót trong khâu lắp ráp, sản xuất
Một mẫu xe trước khi được lưu hành trên đường, thường được kiểm tra kỹ lưỡng, không chỉ bởi nhà sản xuất mà còn qua các cơ quan kiểm định độc lập. Mặc dù vậy, sự kiểm soát, kiểm tra vẫn có những giới hạn nhất định, không thể một sớm có thể phát hiện ra được. Trong lịch sử cũng không ít lần các nhà sản xuất phải triệu hồi những mẫu xe của mình để khắc phục những lỗi có thể gây ra cháy nổ, mất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hoàn toàn yên tâm, vì rủi ro này rất nhỏ, và thường được nhà sản xuất phát hiện rất sớm trước khi tai họa có thể xảy ra.
- Thư chúc tết siêu thị phụ tùng trực tuyến năm 2023
- Tuyển Nhân viên bán hàng phụ tùng ô tô online
- Tuyển cộng tác viên bán hàng phụ tùng ô tô
- Những vị trí không được dừng đỗ ôtô trên đường bộ
- Ắc Quy Hyundai AGM
- Ắc quy Hyundai EFB
- Tuyển dụng nhân viên kinh doanh Ắc quy ô tô
- Hướng dẫn thay Chổi gạt nước cho ôtô ( Gạt mưa ô tô )
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đạp nhầm chân ga
- Tuyển dụng nhân viên kinh doanh
- Sự khác biệt giữa phụ tùng OEM và phụ tùng chính hãng?
- Vì sao nên thay mới giảm xóc ô tô bị chảy dầu?
- Lọc gió điều hòa - vật nhỏ tác dụng lớn trên xe hơi
- Dây curoa là gì? Bạn biết những gì về dây curoa?
- Những dấu hiệu nhận biết để bạn phải thay ngay gạt mưa ô tô
- Thư đề nghị hợp tác phân phối Phụ tùng ô tô
- 5 hạng mục phụ tùng ô tô có thể tự sửa chữa tại nhà
- Tuyển dụng : Nhân viên Marketing Vật tư, phụ tùng ô tô online.
- Thay dầu nhớt ô tô thế nào cho hợp lý
- Khi nào cần thay Má phanh cho xe ô tô, Dấu hiệu má phanh ô tô bị mòn
- Bao lâu nên thay gạt nước kính chắn gió trên xe ô tô
- Hành trình khám phá đất nước Singapore 2019 của Eneos Hồng Phát.
- Hãy biết sợ xe đầu kéo" - Ai Cũng Nên Đọc