100% sản phẩm
Chính hãng
Giá
Niêm yết & tốt nhất
Bảo hành
Chính hãng
Giao hàng
Toàn quốc

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập “thuế 0%” ồ ạt về Việt Nam?

10:52 | 18/05/2018
Ô tô ưu đãi thuế nhập khẩu từ Thái Lan đã về nước, tiếp đến là Indonesia. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chọn lắp ráp là mục tiêu lâu dài, tiến tới xuất khẩu đi nước bạn.

Giấy chứng nhận kiểu loại xe (VTA) từ Thái Lan và Indonesia được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đã tháo gỡ nút thắt nguồn cung xe nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2018. Song song với cánh cửa đang mở là mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong ASEAN về 0%, theo Hiệp định Thương mại tự do (AFTA).

Minh chứng rõ nét nhất cho lợi thế giá bán của xe nhập là mẫu xe Honda CR-V. Giá lô xe mới về tháng 3, hưởng thuế 0%, thấp hơn gần 190 triệu đồng so với những chiếc về cuối năm 2017.

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập
 

Ảnh: Đại lý.

Trong bối cảnh xe nhập có khả năng lấn lướt, nhiều doanh nghiệp trong nước tận dụng mức thuế 0% đó làm đòn bẩy để đẩy mạnh việc lắp ráp ô tô. Đầu tư phát triển nhà máy mới, nâng sản lượng, tăng tỷ lệ nội địa hoá là những gì mà THACO và Hyundai Thành Công, hay cả Toyota Việt Nam và Mitsubishi Motors Việt Nam đã và đang thực hiện. Nếu đủ tiêu chuẩn, ô tô lắp trong nước sẽ xuất ngược trong khu vực, hưởng ưu đãi từ chính thuế 0% đó.

Mazda đã sẵn sàng

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập

Ảnh: Đại lý.

Theo dự kiến, nhà máy Mazda lớn nhất ASEAN sẽ được THACO khánh thành vào ngày 24/3 tại khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải (Quảng Nam). Công suất lắp ráp xe giai đoạn 1 là 50.000 chiếc/năm, sau đó tiến tới mục tiêu 100.000 xe/năm.

THACO sẽ tiếp tục phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hoá đặc biệt cho dòng xe con với mức phấn đấu là 40% để có thể tiến đến xuất khẩu ngược lại sang các nước trong khu vực ASEAN,” ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO, chia sẻ trong lễ khởi công xây dựng nhà máy.

Mazda đang ngày càng thể hiện rõ vị thế trên thị trường ô tô trong nước, với doanh số kéo về chính từ Mazda3 và Mazda CX-5. Cả hai mẫu xe đều luôn lọt danh sách xe bán chạy nhất tại Việt Nam trong nhiều tháng liền. Doanh số bán hàng xe Mazda thời điểm gần đây đang bám đuổi Toyota – hãng có lượng xe được tiêu thụ nhiều nhất.

Hyundai nhập cuộc chơi

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập

Ảnh: Hyundai.

Cũng như THACO, Hyundai Thành Công (HTC) mở thêm nhà máy thứ 2 để tăng quy mô sản xuất, giai đoạn đầu 50.000 xe/năm và tiếp theo đạt 100.000 xe/năm. Nhà máy vẫn chưa được khởi công xây dựng.

Tuy nhiên, theo Reuters dẫn lời đại diện Hyundai, đây sẽ là một nhà máy sản xuất ô tô thực sự chứ không chỉ dừng lại ở dây chuyền lắp ráp. Trước đó, hãng xe Hàn Quốc từng cân nhắc giữa Việt Nam và Indonesia để chọn nơi đặt nhà máy.

HTC thể hiện rõ quyết tâm nội địa hoá sản phẩm bằng việc ngừng nhập khẩu nhiều mẫu xe du lịch và chuyển sang lắp ráp. Trước mắt, dây chuyền cũ vẫn cho ra đời Grand i10, Elantra, Tucson, Santa Fe… sau đó sẽ lắp tiếp Accent, Kona và Santa Fe thế hệ mới.

Toyota chiến đấu trường kỳ

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập

Ảnh: Đại lý.

Toyota bắt đầu đẩy mạnh cả hướng nhập khẩu ô tô, với các mẫu phổ thông chủ chốt như Fortuner, Yaris hay Hilux. Riêng về mảng lắp ráp, Toyota Việt Nam (TMV) vẫn duy trì các dòng truyền thống như Camry, Corolla, Vios và Innova. Trong đó, mẫu xe Innova đã có tỷ lệ nội địa hoá đạt tới 37% từ cách đây nhiều năm. Để tiếp tục gia tăng tỷ lệ này, TMV đã mời nhiều nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện từ Nhật Bản tham giao vào hệ thống sản xuất của nhà máy.

Doanh số chính của Toyota được các mẫu xe lắp ráp kéo về, gồm Vios và Innova là chủ yếu. Chỉ có Fortuner đã được chuyển từ lắp sang nhập từ năm 2017. Thị phần xe lắp trong nước của TMV vẫn đang chiếm phần hơn.

Mitsubishi cũng tham vọng lớn

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập

Ảnh: Đại lý.

Tháng 1/2018, Mitsubishi Motors chính thức công bố cụ thể kế hoạch triển khai nhà máy thứ 2 tại Việt Nam, với tổng mức đầu tư 250 triệu USD, công suất 30.000 đến 50.000 xe/năm (gồm cả xuất khẩu), dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2020.

Những chiếc Mitsubishi Outlander lắp ráp vừa được xuất xưởng khỏi nhà máy dịp đầu năm, đánh dấu bước ngoặt mới trong việc nội địa hoá ô tô của Mitsubishi Motors Việt Nam (MMV). Đây là sản phẩm đầu tiên sau khi công ty mẹ tại Nhật Bản tăng tỷ lệ góp vốn từ 52% lên 82% trong liên doanh tại Việt Nam.

Ngay từ thời điểm nhập xe Outlander về từ Nhật, MMV đã có định hướng đẩy mạnh lắp ráp ô tô trong nước. Ông Kenichi Horinouchi, Tổng Giám đốc MMV, từng khẳng định về việc tiếp tục rót vốn để mở rộng việc lắp ráp và sản xuất xe tại Việt Nam, không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu ra các quốc gia khác trong ASEAN.

VINFAST – nhà sản xuất đầy tiềm năng

Xe lắp ráp chuẩn bị gì trước bão xe nhập

Ảnh: VINFAST.

Theo kế hoạch, ngay trong năm 2019, thương hiệu ô tô Việt VINFAST sẽ bán ô tô đầu tiên. Nhà máy của hãng đặt tại Hải Phòng đang gấp rút hoàn thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, công suất ban đầu 100.000 – 200.000 xe/năm và hướng tới 500.000 xe/năm vào năm 2025.

Hai sản phẩm đầu tiên của VINFAST là sedan 5 chỗ và SUV 7 chỗ. Sau đó, hãng sẽ trình làng hai bản hatchback dùng động cơ điện và động cơ đốt trong. Tham vọng xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện rõ khi thương hiệu con của Vỉngroup mang hai concept đầu tiên tới Paris Motor Show vào tháng 10 tới đây.

Nguồn:autoxe.net
Tin tức khác
Đăng ký Email để nhận những thông tin mới nhất từ chúng tôi